Với quy mô gần 1.000m2, mỗi năm trang trại sản xuất nấm của Chu Thị Thủy (SN 1991, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cung ứng ra thị trường khoảng 20 tấn nấm sạch, được khách hàng ủng hộ và tin dùng.
Vượt qua mọi khó khăn
Bảy năm trước, Chu Thị Thủy xây dựng tổ ấm mới. Trong thời gian mang thai bé đầu tiên, Thủy bắt đầu chú trọng về vấn đề an toàn thực phẩm cho gia đình, nhất là đứa con bé bỏng đang dần hình thành trong bụng.
Nấm Tâm An đạt chuẩn OCOP 4 sao, được quảng bá, trưng bày tại Hội chợ giới thiệu và bày bán sản phẩm OCOP do UBND thành phố Hà Nội tổ chức vào tháng 11/2021
Thủy bảo, mỗi lần đi chợ mua thực phẩm về chế biến, nấu ăn, cảm giác không yên tâm; bởi thực phẩm mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc, đâm ra lại nơm nớp lo sợ, khiến bữa ăn của gia đình nhiều lần mất ngon.
Trong một lần mua nấm sò của người bạn, bằng mắt thường, Thủy nhận thấy nấm rất tươi và mập hơn so với nấm bày bán ngoài chợ. Qua chế biến, nấm ăn rất ngon. Như có điều gì đó thôi thúc Thủy. Thủy liền lấy điện thoại, lên mạng tìm hiều về nấm sò.
Càng tìm hiểu, Thủy càng say mê và như muốn chinh phục nấm. Rồi, một ngày cuối năm 2017, Thủy làm đơn xin nghỉ việc ở một công ty, trước sự ngỡ ngàng của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Để có kinh nghiệm trồng nấm, ngoài việc tự tìm hiểu thông tin trên mạng, Thủy còn đăng ký một khóa học trồng nấm tại Trung tâm Nấm (thuộc Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam). Tại đây, Thủy có dịp được học và hiểu sâu hơn về một số loại nấm ăn và nấm dược liệu cơ bản có thể nuôi trồng tại nước ta như nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương, nấm linh chi…
Kết thúc khóa học, Thủy lại khăn gói đồ đạc đi tham quan trực tiếp mô hình sản xuất nấm ở quanh Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đi đến đâu, Thủy ghi chép cẩn thận đến đó. Có trong tay “cuốn sổ kinh nghiệm”, Thủy áp dụng vào mô hình sản xuất nấm của mình.
Thay vì chọn nguyên liệu bông (bã thải của cây bông được thải ra từ nhà máy dệt) để trồng nấm vì dễ làm, cho năng suất cao, thời gian nuôi trồng ngắn, quay vòng vốn nhanh; thì Thủy lại chọn hướng trồng nấm trên 2 nguyên liệu chính là rơm và mùn cưa.
“Rơm và mùn cưa là những nguyên liệu thân quen với người dân, có thể hiểu rõ là truy suất được nguồn gốc rõ ràng, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có. Đồng thời chọn 2 nguyên liệu này, tôi thấy bản thân còn góp phần bảo vệ môi trường, giúp lượng rơm rạ bị đốt trên đồng ruộng bớt đi; quy trình ủ lại không tạo ra mùi hôi, thối…”, Thủy cho hay.
Bắt tay vào đóng mẻ nấm sò đầu tiên, Thủy cùng người nhà rất hào hứng; nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên nấm bị chết, chết khoảng 40% số bịch. Những lần làm tiếp theo, tuy đã cải thiện hơn lần trước, song Thủy vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Nấm lúc thì bị mốc; lúc thì chết giống, chết tơ; lúc thì bị ruồi giấm phá…
Khó khăn liên tục ập đến, thế nhưng Thủy không gục ngã; tích cực lên mạng tìm hiểu thêm thông tin về một số bệnh nấm mắc phải và cách khắc phục. Đã có người từng gợi ý cho Thủy dùng thuốc hóa học để xử lý bệnh nấm mốc, ruồi giấm…, tuy nhiên Thủy đều bỏ ngoài tai, kiên định áp dụng các phương pháp thủ công để đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối.
Thủy tâm sự, sau nhiều lần trải qua khó khăn thì Thủy đã rút ra được những bài học ban đầu. Thủy đã biết cách trị nấm bị mốc, trị ruồi giấm, ruồi vàng gây hại nấm... Mặc dù, cách làm của Thủy đều thủ công, tốn nhiều công sức, nhân công, nhưng Thủy vẫn chấp nhận, mặc dù chỉ hạn chết được 90 - 95% chứ không hạn chế được hoàn toàn.
Sản phẩm nấm sò lần lượt được thu hoạch. Mặc dù sản lượng thấp, nhưng chất lượng ngon miễn chê. Nấm được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng ủng hộ. Nhờ những lời động viên của khách hàng, Thủy có thêm động lực, càng quyết tâm hơn trên con đường khởi nghiệp nông nghiệp sạch.
“Mình đã cố gắng cải thiện quy trình sản xuất nấm để cho ra những cây nấm thơm ngon, chất lượng và sản lượng nhiều hơn đến tay người tiêu dùng; đồng thời cũng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho 3 lao động thường xuyên”, Thủy khoe.
Nấm Tâm An đạt chuẩn hữu cơ
Đến nay đã gần 5 năm xây dựng và phát triển, trang trại sản xuất nấm hữu cơ Tâm An vẫn hoạt động, sản xuất với tôn chỉ: “Vì sức khỏe người tiêu dùng để Tâm luôn An nhiên, tự tại”. Bởi vậy, mà Tâm An ngày càng phát triển mạnh mẽ, trụ vững đến tận ngày nay và được nhiều đoàn cán bộ, những người chuẩn bị khởi nghiệp đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Nấm Tâm An được sản xuất theo 1 quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng
Chu Thị Thủy cho biết, nhờ sản xuất sạch nên đầu ra rất thuận lợi, giá bán không bị biến động, dù đại dịch Covid-19 hoành hành phức tạp; nhiều lúc nguồn cung không đủ cầu. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của “Tam An Organic Farm” chủ yếu là thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nấm sạch của Tâm An cũng đã có mặt ở nhiều cửa hàng tiện ích bán nông sản sạch.
Theo tính toán của Thủy, trung bình mỗi năm, trang trại cung ứng ra thị trường khoảng 20 tấn nấm sò nâu, được bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Ngoài cung ứng nấm sò nâu, trang trại sản xuất nấm hữu cơ Tâm An còn cung cấp nấm linh chi - một loạt nấm dược liệu rất tốt cho sức khỏe.
“Hiện tại, trang trại của mình chủ yếu sản xuất nấm sò nâu và nấm linh chi, trong đó nấm sò nâu vẫn là chủ lực. Cả 2 dòng nấm này đều được sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”, Thủy thổ lộ.
Năm 2019, trang trại sản xuất nấm Tâm An được cơ quan chức năng thành phố Hà Nội chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng năm đó, nấm sò nâu và nấm linh chi của Tâm An cũng được Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC (thuộc Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ quốc gia (TCVN 11041-2:2017).
Đây là thành quả đáng tự hào mà Chu Thị Thủy “gặt hái” được sau gần 5 năm khởi nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. “Ngày nào cơ sở sản xuất nấm Tâm An còn tồn tại, thì sản phẩm của Tâm An trước khi cung cấp ra thị trường sẽ luôn là những sản phẩm an toàn với một quy trình nuôi trồng sạch, công khai, minh bạch theo Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia. Đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tươi, ngon và an tâm nhất”, Thủy khẳng định với Phóng viên Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Niềm vui tiếp tục được nhân đôi, khi mà năm 2020, cả 2 sản phẩm nấm của “Tam An Organic Farm” đều lọt qua các vòng đánh giá, thẩm định để giành được số điểm cao nhất, trụ hạng 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (sản phẩm OCOP) do Sở NN-PTNT Hà Nội đánh giá, phân hạng.
Chia sẻ về định hướng phát triển trong tương lai, Thủy bộc bạch: Mong muốn lớn nhất của tôi và đại gia đình nấm Tâm An lúc này là mở rộng quy mô trang trại. Ngoài sản xuất sản phẩm chính là nấm sò, chúng tôi dự định sản xuất thêm một số sản phẩm nấm nữa như nấm đùi gà, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm…, để đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng; giúp người tiêu dùng được ăn nấm Việt Nam an toàn, thơm ngon.
Bên cạnh đó, Thủy sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm nấm sau chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm nấm và thời gian sử dụng...
“Từ khi bắt tay vào mô hình sản xuất nấm, tôi kiên quyết chọn phương châm sản xuất sạch, không làm ăn gian dối, không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng để lấy lòng tin với khách hàng. Bởi, chạy theo số lượng, thị trường sẽ không bền vững; đến lúc nào đó thị trường chết thì mình cũng chết theo”, Chu Thị Thủy nói. |
Mai Văn Chiến
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…
Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…