Quyết định hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ là thời cơ để Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu cũng như giá thành "ngọc thực"
Ngày 9/9 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức ban hành quyết định gây ra nhiều bất ngờ khi cấm xuất khẩu gạo tấm (broken - rice), đồng thời áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc, gạo như: thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati (HS 10063090).
Lý do quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới đưa ra quyết định này là để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, mất mùa.
Được biết, năm 2021, với 21,5 triệu tấn gạo xuất khẩu, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, nhiều hơn tổng khối lượng gạo của 4 nước xuất khẩu lớn liền kề cộng lại gồm: Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ.
Về phía Việt Nam, chúng ta thường xuyên nằm trong top 3 các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 6,2 triệu tấn gạo dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, thu về 3,2 tỷ USD.
Còn tính 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4,8 triệu tấn gạo, thu về 2,3 tỷ USD, mức giá bình quân 479 USD/tấn, giảm hơn 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không có gì quá bất ngờ xảy ra, Việt Nam sẽ xuất khẩu được 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo trong năm 2022, thu về khoảng 3,2 đến 3,3 tỷ USD.
Vì thế, quyết định mới đây của Ấn Độ được các chuyên giá đánh giá là tin vui với xuất khẩu gạo Việt Nam, nhất là trong bối cảnh giá xuất khẩu gạo giảm.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), so với cùng kỳ năm ngoái, giá xuất khẩu gạo bình quân năm nay giảm đến 52 USD/tấn, trong khi chi phí đầu vào tăng mạnh, nông dân rất thiệt thòi khi sản xuất không có lãi. Với tình hình hiện tại, khi nguồn cung giảm đi, giá thành chắc chắn sẽ tăng để bù đắp lại chi phí tăng cao suốt nhiều tháng qua.
Thực tế cho thấy giá gạo nguyên liệu của Việt Nam mấy ngày qua đã tăng bình quân 300 đồng/kg so với trước khi Ấn Độ công bố quyết định hạn chế xuất khẩu gạo. Hiện nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa Hè Thu cuối vụ và cứ với đà này, bà con sẽ có giá bán tốt hơn. Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang kỳ vọng sẽ bán được với giá tốt cho các đối tác nước ngoài.
Nhìn vào tổng thể, ngành xuất khẩu gạo sẽ hưởng lợi trước quyết định của Ấn Độ. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề với các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Ấn Độ. Các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.
Thậm chí, trường hợp xấu sẽ có một số hợp đồng xuất khẩu gạo từ Ấn Độ sang Việt Nam bị hủy. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam phải đền bù hợp đồng cho bên mua những lô hàng dự kiến từ Ấn Độ do không thể mua gạo trong nước thay thế, vì gạo Ấn Độ giá khá rẻ.
Hoặc có trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng chốt giá trước cũng có thể bị lỗ khi giá thị trường tăng. Chẳng hạn, hợp đồng tập trung xuất khẩu 50.000 tấn gạo trắng thông dụng sang Bangladesh vừa được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ cho các doanh nghiệp có giá khá thấp so với thời điểm hiện tại.
Nhưng số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi quyết định mới của Ấn Độ chỉ là số nhỏ. Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi để tiếp tục tăng vị thế trên thị trường gạo thế giới cả về lượng và giá thành.
Hà Dũng
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học, phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông sản…
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, hướng tới nông nghiệp tăng…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Nhằm triển khai thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam,…
Ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nông nghiệp đang được Chính phủ quan tâm,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…