Mô hình nuôi cá thát lát trên sông Hậu gắn kết với du lịch liên thế hệ của ông Lý Văn Bon ở khu vực 1 Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) mang lại doanh thu từ 5 - 7 tỷ đồng/năm.
Khu nuôi trồng cá thát lát của ông Bảy Bon
Bén duyên với nghề nuôi cá thát lát
Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, ông Lý Văn Bon (tên thường gọi là Bảy Bon) thường va chạm với con cá, cái nước ở hạ lưu sông Mekong.
Biết đến nghề nuôi cá thát lát trên lồng bè từ một chuyên gia thủy sản người Pháp, ông Bảy Bon đã quyết định chọn khu vực sông Hậu (thuộc khu vực 1 Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) để nuôi trồng cá nước ngọt giá trị kinh tế cao này.
Ông Bảy Bon cho biết, với nhiều điều kiện thuận lợi, khoảng những năm 2000, ông đã chính thức đóng lồng bè và nuôi cá thát lát ở hạ lưu sông Mekong, vì nơi đây có dòng nước xoáy chảy mạnh, ít bị ô nhiễm giúp cá nuôi phát triển tốt.
Đến nay, ông Bảy Bon đã gây dựng được khoảng 30 cái lồng bè nằm giữa sông để nuôi cá. Trong số này, có gần 70% lồng bè cá thát lát cườm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Bảy Bon đang sở hữu 30 lồng bè nuôi cá cho doanh thu từ 5-7 tỷ đồng/năm
Ngoài ra, toàn bộ khu chăn nuôi cá của ông Bảy Bon đều có hệ thống camera giám sát từ khu nuôi trồng đến khâu sản xuất, chế biến. Các sản phẩm do cơ sở của ông Lý Văn Bon sản xuất đều có mã QRcode truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra xuất xứ sản phẩm.
Hiện nay, cơ sở của ông Bảy Bon chủ yếu tập trung chăn nuôi cá thát lát. Thời gian nuôi 6 - 7 tháng cho thu hoạch một lần. Một năm, có thể thu hoạch 2 lần. Các sản phẩm chính tập trung vào làm cá thát lát rút xương, cá thát lát muối xả, chả cá thát lát... phục vụ khách nội địa.
“Với dàn lồng bè và diện tích mặt nước nuôi trồng khoảng 7.000 m2 như hiện nay sẽ cho chúng tôi thu hoạch khoảng từ 600 – 700 tấn cá thát lát/năm”, ông Bảy Bon nhẩm tính.
Nuôi cá phải nuôi… nước trước
Ông Bảy Bon cho biết, muốn nuôi cá thát lát thì phải “nhất nước…”. Nhung đây mới chỉ là điều kiện đầu tiên và điều kiện cần để nuôi cá. Bởi muốn nuôi được cá phải nuôi… nước trước, vì nguồn nước có sạch thì cá mới khỏe được. Nghĩa là, người quản lý, kỹ sư chăm sóc thực địa rất quan trọng. Khâu kiểm soát chặt chẽ bệnh cho cá phải được quan tâm thường xuyên.
Hay cách thức cho ăn phải điều độ, phù hợp. Cho quá nhiều thức ăn cũng ảnh hưởng đến cá. Kỹ sư phải tính toán làm sao thức ăn cho cá có lượng đạm phù hợp, thích nghi, nếu không sẽ dẫn đến việc cá bị bệnh. Hoặc môi trường cần quan tâm đến lượng ô xi trong nước, độ pH, NH3… đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, cá mới sinh sống và phát triển tốt được.
Tiếp đến là thời gian cho ăn, công tác quản lý môi trường và phải làm sao vừa tạo ra con cá đảm bảo chất lượng nhưng cũng vừa phải có lời cũng cả là một vấn đề.
Ông Bảy Bon tận dụng, kết hợp lồng bè nuôi cá thát lát kết hợp với du lịch
“Nếu cá không đảm bảo chất lượng thì khách hàng họ cũng chỉ mua ủng hộ một đến hai lần thôi làm sao họ chấp nhận được mãi. Vì vậy, chất lượng thực sự của sản phẩm phải là yếu tố cốt lõi thì người tiêu dùng họ mới tin tưởng và nhớ đến sản phẩm của mình được”, ông Bảy Bon chia sẻ.
Về chất lượng sản phẩm, ông Bảy Bon khẳng định: “Cá thát lát do chúng tôi sản xuất cam kết nguyên chất 100%. Nếu khách hàng phát hiện chúng tôi làm bậy cứ mang sản phẩm đến đây mà bắt đền”.
“Điều đặc biệt là cá thát lát nuôi trên sông MeKong không có mùi rong, mùi bùn và nuôi theo tiêu chuẩn cá sạch, cá rất thơm ngon. Quý vị cứ đến đây với chúng tôi thưởng thức sẽ cảm nhận được điều khác biệt này”, ông Bảy Bon bật mí.
Gia tăng chuỗi giá trị
Tận dụng các bè cá nổi trên sông, ông Bảy Bon đã quy hoạch, cải tảo biến chúng thành địa điểm thăm quan khách du lịch và giới thiệu, bán sản phẩm cá thát lát được nhiều du khách tìm đến.
Ông Bảy Bon cho biết, hiện nay, trung bình cơ sở sản xuất của ông đưa ra thị trường khoảng 500kg/ngày chả cá thát lát. Nếu dịp lễ, Tết có thể sản xuất nhiều hơn. Đây cùng là kênh chủ yếu để tiêu thụ các sản phẩm cá thát lát và phần còn lại đưa đến các đại lý phân phối.
Với toàn hệ thống của mình, ông Bảy Bon đã tạo công ăn việc làm cho 40 - 50 hướng dẫn viên du lịch, 50 - 60 lao động ở nhà vườn và hàng chục công nhân ở khu vực chế biến có công ăn việc làm, thu nhập ổn định. Ước tính doanh thu mô hình nuôi cá thát lát gắn kết với du lịch của ông Bảy Bon đạt từ 5 - 7 tỷ đồng/năm.
Đây là địa điểm được nhiều du khách lui tới thăm quan
Ông Bảy Bon cho biết, từ năm 2011 – 2013, qua kênh xuất khẩu ủy thác, cá thác lác cũng đã được xuất ngoại Úc, Mỹ, Ả Rập… Tuy nhiên, do nguyên nhân bất khả kháng, cùng sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, sản phẩm cá thát lát của ông chỉ trông trờ vào thị trường nội địa. Đây cũng là điều mà ông Bảy Bon trăn trở, muốn tìm kiếm đầu ra trong thời gian tới.
“Do tình hình thế giới biến động, dịch bệnh Covid-19, giá thức ăn chăn nuôi, nhân công đều tăng, nhưng cá của chúng tôi giờ vẫn đang nằm ì ở bè không tiêu thụ được, khiến hoạt động kinh doanh gặp rất khó khăn. Người nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long như chúng hiện phải đối mặt với cảnh thua lỗ hiện hữu.
Nếu tính giá bán trên thị trường hiện nay chỉ khoảng 50 – 55 nghìn đồng/kg thì người chăn nuôi đang lỗ. Cá đến thì thì phải xuất, cứ trữ mãi tại đó không biết chừng nào ra đây? Thôi cố cầm cự một thời gian nữa vậy, còn nếu kéo dài mãi, bà con chăn nuôi nguy khốn mất! Chúng tôi cũng chỉ mong muốn người nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long được bình ổn giá, nuôi trồng cho kịp thời vụ”, ông Bảy Bon giọng buồn rầu chia sẻ.
Ngoài nuôi cá thát lát, ông Bảy Bon còn đưa về khu nuôi trồng còn hàng chục loại cá nước ngọt quý hiếm ở vùng sông Mekong
Ông Bảy Bon lý giải, với giá thành nuôi cá khoảng 55.000 đồng/kg như hiện tại, người nuôi không có lời. Bởi đặc điểm cá thát lát không thể ăn tươi hay làm các món rán, kho… như các loại cá khác mà chúng cần phải chế biến thành món ăn khô.
“Khoảng 2,2 kg cá thác lác tươi làm được 1kg chả cá khô. Với chả cá thát lát sạch (chỉ độc cá thác lác) như hiện tại có giá khoảng 230 nghìn đồng. Còn với cá có pha trộn thêm các loại các khác giá rất vô cùng”, ông Bảy Bon nói thêm.
Người mẫu Ngọc Trinh cũng đến thăm khu lồng nuôi cá thát lát của ông Bảy Bon
Ngoài sản xuất, kinh doanh cá thát lát, ông Bảy Bon còn dày công tìm tòi, thu nạp được hơn 10 loài cá quý hiếm trên sông Mekong tại khu nuôi trồng nhà mình tạo sự thích thú cho khách du lịch đến thăm quan. Ông cũng được bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021”.
Ông Lý Văn Bon cũng mong muốn, để tháo gỡ cho những người nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay, ông rất mong các ngành chức năng, các sở ngành TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận cùng chung tay tháo gỡ, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm cá thát lát có kênh tiêu thụ bền vững.
Với những đóng góp cho lĩnh vực nông nghiệp, ông Lý Văn Bon đã được Trung ương và địa phương tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen Là nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, góp phần vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả năm 2018 – 2019; Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vì đã có thành tích trong lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng giai cấp nông dân và Hội viên Nông dân Việt Nam vững mạnh năm 2021; Chứng nhận Nông dân xuất sắc năm 2021… cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác của các cấp ngành ở địa phương. |
Hải Sơn
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, hướng tới nông nghiệp tăng…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
(Hà Nội) – Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thủ đô đang đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng quy…
Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian qua đã hình thành các…
Huyện Phong Ðiền có hơn 8.500ha vườn cây ăn trái, chiếm đến 1/3 diện tích vườn cây ăn trái của…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…