Bá Thước làm tốt phát triển công tác trồng và làm chăm sóc rừng. Ảnh: Xuân Hiền
Đến nay, huyện Bá Thước có hơn 53.337 ha rừng (rừng tự nhiên 38.492 ha, còn lại là rừng trồng). Nhận thức rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương.
Theo đó, kinh tế lâm nghiệp ngày càng phát triển, an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi, vi phạm Luật Lâm nghiệp sớm được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhận thức của người dân về công tác lâm nghiệp cũng như thu nhập từ sản xuất nghề rừng được nâng lên.
Đồng thời, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện lĩnh vực lâm nghiệp và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp BV&PTR.
Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát tại đảng ủy các xã, thị trấn, chi bộ thôn (bản) cho thấy cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ rừng đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác BV&PTR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Về công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được hạt kiểm lâm phối hợp với các ban của Huyện ủy, Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức chính trị từ huyện đến xã tổ chức triển khai hiệu quả.
Riêng năm 2022, đã tuyên truyền được 170 cuộc họp với 8.679 lượt người tham gia; sửa đổi, bổ sung 205 bản hương ước BV&PTR ở 21 xã, thị trấn trên địa bàn.
Đồng thời, tuyên truyên trên hệ thống đài truyền thanh của huyện, xã, thôn, bản được 645 lần. Tổ chức cho hơn 10.000 hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR. Trưởng các ban ngành, đoàn thể, các trưởng bản, ký cam kết trách nhiệm BV&PTR, PCCCR với chủ tịch UBND các xã.
Để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn, huyện đã thành lập và hàng năm kiện toàn ban chỉ đạo về chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Bá Thước; xây dựng quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ địa bàn cho từng thành viên phụ trách…
Cụ thể, xây dựng và ký kết kế hoạch phối hợp lực lượng bảo vệ rừng, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự từ huyện đến các xã, tổ chức luân phiên hội nghị giao ban với các lực lượng, các huyện vùng giáp ranh, xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR vùng trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đặc biệt, năm 2022, ngoài đưa kiểm lâm viên về công tác tại địa bàn xã để tham mưu cho chính quyền trong bảo vệ rừng tận gốc, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra an ninh rừng tại 9 xã trọng điểm rừng còn giàu tài nguyên và các tuyến đường trọng điểm; thực hiện nhiều giải pháp, từ công tác tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Đổi mới công tác trinh sát, phương thức hoạt động tuần tra các vùng rừng còn giàu tài nguyên và biết dựa vào chính quyền, Nhân dân để phát hiện và ngăn chặn các đối tượng xấu lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép.
Công tác quản lý lâm sản, tang vật sau khi xử lý cũng được quan tâm bảo vệ tốt, chế độ xuất, nhập đúng nguyên tắc, đúng quy chế, không để xảy ra thất thoát hoặc thiếu hụt. Kiểm tra, giám sát khai thác lâm sản của các đơn vị, người dân trên địa bàn đúng quy định.
Lực lượng Hạt kiểm lâm huyện Bá Thước thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng
Theo ông Nguyễn Văn Tâm – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bá Thước: Tính đến hết năm 2022 huyện Bá Thước trồng mới được hơn 3.000 ha rừng. Khoán khoanh nuôi 530 ha, khoán bảo vệ rừng 24,748 ha/năm cho 1.615 hộ, cộng đồng; thực hiện thâm canh phục tráng được 1.870 ha rừng luồng.
Đến nay diện tích rừng trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt. Độ che phủ rừng của huyện Bá Thước đến tháng 12-2021 đạt 70,3%.
"Để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp, gắn với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020 – 2025); phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và bền vững, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện.
Bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, giữ vững an ninh rừng ổn định, thực hiện phương châm bảo vệ rừng tại gốc mang tính bền vững cao, không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, không để xảy ra cháy rừng; thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng...", ông Nguyễn Văn Tâm – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bá Thước cho biết.
Xuân Hiền - Trần Quang
Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm,…
Thái Nguyên là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 2 trong khu vực các tỉnh trung…
Nhằm xây dựng không gian du lịch “Sạch - xanh - đẹp - an toàn”, trong những năm qua huyện…
Thay vì bỏ phí những chiếc lon cũ đã không còn được dùng đến, dự án Can To Can khuyến…
Hướng tới sản xuất nông sản sạch, an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, việc…
Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo khi tham gia dự án "Chuyển đổi…
Vinamilk phối hợp với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vừa khởi…
Trước thực trạng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến cực đoan, có thời điểm hạn hán kéo dài…
Giun đất một loài vật nhỏ bé nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, thực vật, động…
Thời hoàng kim, cây quýt Trà Lĩnh mang lại thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng cho đồng bào…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…