15:04 24/04/23 Print

Bắc Giang: Xây dựng thành công 5 mô hình đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ

Tỉnh Bắc Giang xây dựng thành công 5/6 mô hình đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ từ Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2025” trên đối tượng cây trồng và vật nuôi...

Mô hình sản xuất chè hữu cơ đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được thực hiện bài bản trên quy mô lớn, tập trung tại huyện Yên Thế.

Tăng tốc mạnh mẽ

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 401-NQ/TU ngày 3/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh là trọng điểm nông nghiệp quốc gia, đứng đầu miền Bắc, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 229/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược này. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết này, có thể thấy rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, sản xuất nông nghiệp  tỉnh Bắc Giang đã tăng tốc rất mạnh mẽ.

Trong giai đoạn 2020-2025, các Sở NN-PTNT, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành 5 cơ chế chính sách và 9 Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tổng nguồn kinh phí dự kiến thực hiện trên 2.196,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 191,2 tỷ đồng, đối ứng từ doanh nghiệp, người dân, hợp tác xã trên 2.005,3 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh đã huy động được 878,1 tỷ đồng để triển khai thực hiện các chính sách, Đề án hỗ trợ, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 117,4 tỷ đồng, đối ứng từ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã 760,7 tỷ đồng.

Một số chính sách được các địa phương triển khai tích cực, đạt kết quả nổi bật như Đề án “Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm và Niu-cat-xơn đối với gà trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 – 2025”, xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm và Niu-cat-xơn trên địa bàn huyện Yên Thế (huyện đầu tiên khu vực miền Bắc và miền Trung, mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm thịt gà).

Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang xây dựng thành công 5/6 mô hình đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ từ Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2025” trên đối tượng cây trồng và vật nuôi (Quyết định số 1940/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang).

Cụ thể, mục tiêu Đề án này là đào tạo 40 kỹ thuật viên am hiểu kiến thức chuyên sâu về canh tác hữu cơ, đồng thời có kỹ năng thực hành tốt hướng dẫn, chỉ đạo và quản lý mô hình sản xuất hữu cơ. Xây dựng các mô hình thí điểm về trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang.

Trong đó, các mô hình trồng trọt gồm 1 mô hình cam bưởi tại huyện Lục Ngạn hoặc Lạng Giang, quy mô 1ha; 1 mô hình sản xuất rau hữu cơ quy mô 1ha tại huyện Việt Yên; 1 mô hình sản xuất chè hữu cơ có quy mô 1ha tại huyện Yên Thế.

Xây dựng 2 mô hình thịt lợn hữu cơ, quy mô tối thiểu 300 con, dự kiến tại huyện Lục Nam, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và 1 mô hình gà thịt hữu cơ, quy mô tối thiểu 3.000 con tại huyện Yên Thế.

Vườn na trồng theo hướng hữu cơ của hộ gia đình ông Phương Minh Hiến, thôn Liên Khuyên, xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Ngoài ra, chính sách khoán quản lý bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Bắc Giang…

Thông qua các chính sách hỗ trợ, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp của tỉnh, nhanh và toàn diện, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy mô giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 miền Bắc.

Trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Vùng vải thiều hơn 29 nghìn ha, vùng lúa chất lượng khoảng 45 nghìn ha, vùng rau chế biến, rau an toàn hơn 12,6 nghìn ha…).

Một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: Vải thiều, gà, mỹ chũ…. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, năm 2008 đạt 8,8 triệu đồng/người/năm, năm 2022 đạt 45 triệu đồng/người/năm, tăng 5,1 lần.

Kết quả này đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2022 đạt 19,3%.

Cần tháo gỡ khó khăn

Tuy nhiên, một số chính sách hỗ trợ đã ban hành còn dàn trải, quá trình thự hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả đạt thấp. Nếu như chính sách đặc thù thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gặp khó do các quy định về điều kiện hỗ trợ, trình tự thủ tục thực hiện phức tạp, mức hỗ trợ ngân sách nhà nước thấp, trong khi lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn tiềm ẩn rủi do, hiện mới có 01 dự án đầu tư vào nông nghiệp được hỗ trợ.

Chính sách hỗ trợ hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp lại gặp khó do một số quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, quy định về quy mô tập trung đất đai lớn, mức hỗ trợ thấp. Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp khó  do quy định về quy mô tối thiểu của một số ngành hàng, sản phẩm lớn, mức hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu thấp, quy định thời gian thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước chậm, mới có 05 dự án, kế hoạch liên kết được phê duyệt….

Từ việc thực hiện các chính sách gặp khó khăn, dẫn đến nguồn lực ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện các chính sách thấp. Nếu như giai đoạn 2026-2020, bình quân mỗi năm là hơn 63,7 tỷ đồng thì giai đoạn 2020-2022 bình quân mỗi năm hơn 39 tỷ đồng.

Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, tăng trưởng có xu hướng chậm lại; năm 2020 tăng 6,7%, năm 2021 tăng 4,28%, năm 2022 tăng 2,08%. Đặc biệt, việc tích tụ ruộng đất, cơ giới hoá trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn mới áp dụng khâu làm đất, thu hoạch trên cây lúa; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là kinh tế hộ, chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ, chi phí đầu vào sản xuất cao, sức cạnh tranh nhiều nông sản còn thấp.

Vải thiều Bắc Giang được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ mang lại giá trị cao cho người sản xuất.

Dư địa phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dựa vào sản lượng không còn, khi nhiều nông sản, vật nuôi đã gần đạt trần. Không gian phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Chính vì vậy Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về  khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định “Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường” để mở ra không gian phát triển nông nghiệp.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề kinh tế khác ngày càng nhanh, năm 2008 khoảng 65% lao động làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dự kiến năm 2025 còn khoảng 25,7%.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đang là xu thế tất yếu, yêu cầu tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Bên cạnh đó, ở nông thôn xuất hiện nhiều lao động trẻ, có trình độ kỹ thuật về nông nghiệp khởi nghiệp cần nhu cầu kinh phí để thực hiện ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất nông nghiệp của cha ông mình.

Bắc Giang là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, hơn 160 nghìn ha, chiếm khoảng 41,2% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên đóng góp của lĩnh vực lâm nghiệp cho phát triển kinh tế của tỉnh còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 5,4% cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, chưa tương xứng với tiềm năng.

Để thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành, tháo gỡ khó khăn, tồn tại hạn chế trên và phù hợp với xu hướng hiện nay, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các ngành rà soát, đánh giá hiệu quả, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các cơ chế chính sách, đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian qua.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh); chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Nghị quyết 24/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh)…

Liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp xanh

Bắc Giang có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với diện tích tự nhiên gần 3,9 nghìn km2, trong đó 75% diện tích là đất nông nghiệp cùng điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Bắc Giang có điều kiện để phát triển các loại hình sản xuất cả công nghiệp và nông nghiệp.

Đối với nông nghiệp, tỉnh đã có nhiều sản phẩm nổi tiếng, được khách hàng trong, ngoài nước biết đến như: Vải thiều Lục Ngạn; na dai Lục Nam; dứa Lục Nam; gà đồi Yên Thế; mỳ Chũ… Mặc dù vậy, nông sản Bắc Giang vẫn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra.

Nguyên nhân là do việc liên kết chưa chặt chẽ, nông dân vẫn sản xuất theo phong trào; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc thu mua nông sản xuất khẩu còn khó khăn do  kiểm soát vật tư đầu vào chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng không đáp ứng yêu cầu. Cùng đó, công nghệ chế biến còn hạn chế, việc bảo quản chưa được quan tâm; khâu thương mại gặp nút thắt lớn khi giá vận chuyển tăng cao.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, Bắc Giang cần hướng đến sản xuất nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh thông qua chuyển giao công nghệ xử lý phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp để thành phân bón. Vừa góp phần giảm chi phí đầu vào, vừa tạo ra nguồn phân bón chất lượng để xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn, giấy chứng nhận hữu cơ.

Hải Sơn

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Bắc Giang: Xây dựng thành công 5 mô hình đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…

 Canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị nông sản

Canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị nông sản

Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cây trồng từ…

Hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi ở Tuyên Quang

Hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi ở Tuyên Quang

Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…

Chàng trai đổi đời nhờ nông nghiệp hữu cơ vì dám làm khác, nghĩ khác...

Chàng trai đổi đời nhờ nông nghiệp hữu cơ vì dám làm khác, nghĩ khác...

Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…

Yên Mô tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Yên Mô tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…

Vì sao nông dân không mặn mà tái đăng ký VietGAP

Vì sao nông dân không mặn mà tái đăng ký VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…

Sơn La: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Sơn La: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…

Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…

Tin mới cập nhật

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu Việt Nam thâm nhập thị trường tỷ dân Ấn Độ

Thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu Việt Nam thâm nhập thị trường tỷ dân Ấn Độ

L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…

Cơ quan kiểm soát Nông nghiệp Hữu cơ của Sri Lanka ra mắt website: Bảo vệ uy tín sản phẩm Hữu cơ

Cơ quan kiểm soát Nông nghiệp Hữu cơ của Sri Lanka ra mắt website: Bảo vệ uy tín sản phẩm Hữu cơ

Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…

Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khu đô thị

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khu đô thị

Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…

Hoa Kỳ hỗ trợ các nhà sản xuất sữa hữu cơ, chuyển đổi hệ thống lương thực theo nhiều cách tích cực

Hoa Kỳ hỗ trợ các nhà sản xuất sữa hữu cơ, chuyển đổi hệ thống lương thực theo nhiều cách tích cực

Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…

Làm giàu từ việc trồng lúa thời 4.0

Làm giàu từ việc trồng lúa thời 4.0

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông Trịnh Viết Chiến…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin