Vùng đệm U Minh Thượng là vùng đất úng phèn từng bỏ hoang, nhưng giờ đây đã được phủ xanh để đem lại cuộc sống ấm no cho “hai lúa".
Sau nhiều năm nỗ lực bám đất, bám rừng, vùng đệm U Minh Thượng giờ đây đã xanh ngát với rất nhiều nông sản cho giá trị cao
Với diện tích gần 20.000 ha, nhưng do đặc điểm đất úng phèn, nên phần lớn diện tích vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng trước kia phải bỏ hoang. Do không thể canh tác, sản xuất nông nghiệp, nên người dân nơi đây sống chủ yếu bằng việc vào rừng bắt cá, lấy mật ong đổi gạo qua ngày, cuộc sống rất bấp bênh.
Ngay cả khi UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện kế hoạch rửa phèn, khai hoang từ những năm 1990 mọi chuyện cũng không hề dễ dàng.
Ở thời điểm cách đây gần 30 năm, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo đào hàng chục con kênh dẫn nước, rửa phèn. Ngoài ra còn cấp đất cho hơn 3.400 hộ dân ở vùng đệm U Minh Thượng (mỗi hộ 4ha đất), kèm hỗ trợ vốn để người dân phát triển sản xuất. Nhưng trong khoảng 10 năm đầu mọi thứ rất khó khăn do sự thiếu hiệu quả trong sản xuất khiến nhiều hộ phải bỏ đi nơi khác để kiếm kế sinh nhai.
Phải đến trong khoảng 10 năm gần đây, mọi chuyện mới có những chuyển biến rõ rệt. Việc canh tác của bà con dần tốt lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo từ chỗ hơn 60% giảm xuống chỉ còn 5-6%.
Nhưng để có được ngày nay là cả một câu chuyện dài, cần sự kiên trì, yêu quê hương của bà con và cả những định hướng, chính sách hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, vùng đệm U Minh Thượng mới thực sự chuyển mình.
Theo người dân nơi đây chia sẻ, lúc đầu trồng khóm, mía. Được vài vụ có giá, có lời chút đỉnh thì cây khóm bí đầu ra, cây mía bán không đủ trả tiền thuê nhân công. Trồng tràm cũng vậy, bán được vài lứa rồi chặt bỏ vì không tiêu thụ được. Cái nghèo đeo bám dai như đỉa, nhiều khi nản chí muốn bỏ xứ đi làm mướn cho xong. Nhưng dần dần, vùng đệm phát triển, người dân yên tâm gắn bó, bảo vệ vùng lõi, bảo vệ rừng; nhất là bảo tồn các loài thủy sản như cá lóc đồng, cá sặc rằn, cá thát lác rừng U Minh Thượng đều là đặc sản có tiếng.
Đến nay, vùng đệm U Minh Thượng đã trở nên xanh ngát với rất nhiều nông sản nức tiếng. Từ dưa hấu, dưa hoàng kim, chuối đến trồng lúa, hoa màu đều cho năng suất cao, đem lại cuộc sống ấm no cho bà con. Ngoài ra, các vùng nông thôn đã có đường giao thông liên ấp, liên xã, liên huyện; có điện, nước và quan trọng là có mạng internet để nắm thông tin.
Đặc biệt, người dân nơi đây cũng rất thức thời khi chuyển từ làm nông nghiệp đơn thuần sang làm kinh tế nông nghiệp, sản xuất bám sát thị trường, theo đơn đặt hàng. Ví du, hiện bà con đang chuyển sang trồng lúa hữu cơ, lúa sạch thay cho các giống lúa có giá trị thấp, khó tiêu thụ, hay nhân rộng mô hình dưới ruộng trồng lúa sạch, trên bờ trồng chuối, hoa màu, đào thêm mương để nuôi cá lóc, cá chép, cá sặc rằn.
Theo Phòng NN&PTNT huyện U Minh Thượng, do đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đa dạng cây trồng, vật nuôi, tận dụng tối đã diện tích đất canh tác, cuộc sống của cư dân nơi đây đã no đủ. Hiện ở 2 xã Minh Thuận và An Minh Bắc, 85% số hộ có thu nhập từ khá trở lên và tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm.
Hà Dũng (t/h)
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…