Bọc bí bằng nilon để đảm bảo không bị ong đốt vào quả.
"Làm nông nghiệp hữu cơ, tôi tốn nhiều thời gian để xử lý sâu bệnh và cỏ. Tuy nhiên, rau sau đó đủ nắng đủ gió, tích được đủ dinh dưỡng thì ngọt và ngon hơn hẳn rau bán ngoài chợ", anh Nguyễn Đức Chinh – Chủ trang trại GenXanh mở đầu câu chuyện với phóng viên.
Anh Chinh kể, hơn 2 ha này ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) trước đây là bỏ hoang, cỏ tranh cao ngang người, xung quanh không có nhà dân, không cửa hàng. Họ phải tự thiết kế hàng rào, đào mương, xây dựng hệ thống lọc nước, hệ thống điện, dựng nhà… để tiết kiệm chi phí.
Từ mảnh đất hoang sơ, vợ chồng anh Chinh cùng sự trợ giúp của 2 đồng nghiệp là kỹ sư nông nghiệp khai hoang và bắt đầu phủ xanh mảnh đất với nhiều loại rau khác nhau. Ban đầu công việc gặp không ít khó khăn như thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh khiến cuộc sống của anh chị có gặp nhiều trở ngại.
Chàng kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Đức Chinh.
"Đặc biệt, những ngày đầu mới bắt đầu triển khai toàn bộ vốn liếng “không nhiều với người khác nhưng là tất cả những gì mình có” đều bỏ vào đây, anh Chinh, chị Duyên không cam tâm khi một năm đầu thua lỗ. Vì ít vốn nên ban đầu trang trại chỉ có bốn công nhân, ruộng làm không hết, rau mọc được bên này thì bên kia cỏ đã ngang lưng", anh Chinh bộc bạch.
Không chỉ cung cấp rau sạch ra thị trường anh Chinh, chị Duyên còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt hơn nữa tại đây còn có 2 người khuyết tật, 1 người câm, 1 người điếc họ là chị em ruột của nhau, mọi người giao tiếp với nhau bằng cử chỉ và nhìn khẩu hình miệng.
Bà Nguyễn Thị Dần (60 tuổi) cho biết, bà đã gắn bó với trang trại được 2 năm, với mức lương 4 triệu đồng/ tháng. Mỗi ngày, bà làm 8 tiếng, từ ngày làm ở đây bà Dần không phải mất tiền mua rau sạch.
Bà con đang chăm sóc và kiểm tra rau.
"Không khí ở đây lúc nào cũng cảm thấy nhộn nhịp, vì mọi người luôn trò chuyện, bảo ban nhau làm việc. “Đi làm cảm thấy vui - trẻ - khoẻ, ở nhà nhiều cũng cảm thấy ngứa ngáy chân tay, đến đây chị em chung tay làm việc tôi cảm thấy rất phấn khởi”, bà Dần chia sẻ.
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn rau, anh Chinh tâm sự, anh Chinh là tiến sĩ sinh học tại Nhật, còn chị là thạc sĩ nông nghiệp tại Australia. Cả hai vợ chồng đều công tác tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Sau khi thuê lại đất từ 35 hộ dân, anh Chinh, chị Duyên cùng hai cộng sự trẻ là anh Trần Văn Luyện và chị Nguyễn Thị Thanh lập ra trang trại rau hữu cơ GenXanh ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.
Mô hình được chăm sóc, nhặt cỏ đều bằng tay.
"Lúc này, vợ chồng tôi vừa làm nhà nước vừa thực hiện trang trại trồng rau. Mỗi ngày, 2 vợ chồng rời nhà từ 4h sáng mang theo bộ quần áo công sở đến trang trại cách nhà 15km làm việc. Đến 7h30 cả 2 vợ chồng lại tất tả đến cơ quan. Chiều tan làm, 2 vợ chồng lại đèo nhau về trang trại làm việc", anh Chinh kể.
Theo anh Chinh, quy trình sản xuất được hình thành dựa trên 3 yếu tố chính là thuận tự nhiên, công nghệ và bản địa. GenXanh tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu 5 không: không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và giống biến đổi gen.
Bên cạnh yếu tố thuận tự nhiên, anh Chinh cũng áp dụng nhiều công nghệ nông nghiệp vào canh tác. Đầu tiên phải kể đến là công nghệ vi sinh. Phân bón hữu cơ được ủ thủ công từ trứng, dịch chuối, các vi sinh vật lợi khuẩn, phân chuồng, ủ mục tàn dư thực vật và cỏ dại…
Ngoài ra, anh Chinh sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động để tăng hiệu quả sử dụng nước và giảm công tưới. Với mô hình trồng rau hữu cơ, trang trại không phun thuốc bệnh, thuốc sâu, nếu sâu quá là bỏ, chỉ làm cỏ, luân canh, xen canh để đỡ sâu bọ.
"Đến nay, trang trại GenXanh có hơn 100 loại rau củ khác nhau được trồng hữu cơ… Rau trồng hữu cơ không thể đều tăm tắp, mười cây như một giống dùng thuốc hoá học. Như trời miền Bắc vào mùa đông, chúng tôi sẽ tập trung trồng cà rốt, bắp cải, dưa chuột. Còn mùa hè thì trồng rau dền, rau muống bầu, bí, mướp, theo nguyên tắc mùa nào thức nấy", anh Chinh tiết lộ.
GenXanh đang cung cấp rau cho khách lẻ, có một số cửa hàng nhỏ bán thực phẩm sạch, một số bếp ăn… Với họ, trồng rau sạch đã khó, bán được sản phẩm khó hơn khi giá thành cao hơn so với thị trường vì công sức bỏ ra rất nhiều, thu hoạch không hết phải cắt bỏ. Với giá rau hữu cơ bao gồm ship đến tận nơi là 35.000 đồng/kg đối với các loại củ, quả; còn rau ăn lá hữu cơ trồng khó hơn nên giá thành cao hơn, khoảng 40.000 đồng/kg.
Xuân Hiền
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…
Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…