Cần phải tăng chế biến sâu để nâng cao hiệu quả của Chương trình OCOP
Theo ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, sau 4 năm thực hiện, tính đến hết năm 2022, cả nước đã có 8.689 sản phẩm tham gia OCOP; trong đó có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,6% sản phẩm 4 sao, 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao của 4.479 chủ thể OCOP là các hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh.
Hiệu quả của chương trình OCOP được cụ thể hóa bằng việc giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%.
Nhưng bên cạnh những kết quả khả quan, chương trình OCOP vẫn phải đối mặt với một số khó khăn. Tuy số lượng tăng nhanh nhưng phát triển không bền vững, một số địa phương còn chạy theo số lượng, thành tích, hệ thống chính sách, cơ chế hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả…
Để giải quyết những hạn chế này, Bộ NN&PTNT vừa tổ chức tập huấn về phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới cho các địa phương.
Cụ thể, việc phát triển sản phẩm OCOP sẽ được thực hiện theo chuỗi giá trị, dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, nhất là ở miền núi, những nơi còn nhiều khó khăn.
Với riêng Hà Nội, địa phương phát triển mạnh nhất Chương trình OCOP cả nước (chiếm 25% với 2.167 sản phẩm) có định hướng rõ ràng để nâng cao hiệu quả của chương trình.
Ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội thông tin, năm 2023, Thủ đô dự kiến đánh giá, phân hạng thêm 400 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm được đánh giá, phân hạng đến hết năm 2023 đạt khoảng 2.567 sản phẩm, vượt 567 sản phẩm so với mục tiêu đề ra.
Hiện tại, nhiều huyện của Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, việc xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP gặp khó khăn. Do đó, thành phố chỉ đạo các huyện phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các sản phẩm đặc sản vùng miền; đẩy mạnh liên kết với các vùng lân cận để có nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
Về phía thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tham mưu cho thành phố hoàn thiện cơ chế hỗ trợ Chương trình OCOP trong tháng 4-2023 để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã xây dựng các trung tâm thiết kế, giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm OCOP, kết hợp phát triển du lịch..., nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Hà Dũng (t/h)
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…