Đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã có 85 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (riêng năm 2021 là 57 sản phẩm), trong đó có 56 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao và 29 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Để tiếp tục duy trì và nâng tầm chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm OCOP, nhiều giải pháp đã và đang được các ngành, địa phương và doanh nghiệp, người dân tham gia chương trình triển khai, trong đó có việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng KHCN vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ.
Đồng thời, các địa phương thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hiểu và nắm được về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy định.
Hồ sơ cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói gửi về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ để kiểm tra, giám sát, thẩm định, đề xuất đơn vị thẩm quyền cấp mã.
Chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm tiếp tục được triển khai đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất nông sản của các địa phương, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho người nông dân, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) là một trong những đặc sản nổi tiếng.
Tham gia OCOP đã giúp các doanh nghiệp, HTX tiếp cận với phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh khoa học, khuyến khích sáng tạo, cải thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm, thúc đẩy chế biến sâu, làm đa dạng hóa và gia tăng giá trị hàng hóa nông sản.
Từ khi triển khai Chương trình OCOP đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, nhất là các HTX, doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, quảng bá, phát triển thị trường, góp phần quan trọng thay đổi nếp nghĩ, cách làm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm.
Cùng với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, chương trình OCOP giúp khai thác hiệu quả thế mạnh của mỗi địa phương, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ông Đào Minh Chiến, Phó Giám đốc HTX Thực phẩm xanh Vĩnh Lại (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) hồ hởi chia sẻ: “Sau khi sản phẩm mì rau củ của HTX chúng tôi được công nhận đạt hạng OCOP đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng nên lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Để có được như vậy, chúng tôi thực hiện rất kỹ các khâu từ nguồn nguyên liệu đầu vào như gạo, rau, củ; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, bảo quản.
Hiện nguồn nguyên liệu đều do HTX tự gieo trồng (trừ gạo J02 có hợp đồng với các hộ cấy lúa tại địa phương). Tới đây, khi quy mô sản xuất được mở rộng và ra mắt thêm một số sản phẩm khác, chúng tôi sẽ liên kết với bà con nông dân trong huyện để có nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”.
Hiện nay, các sản phẩm chè xanh của HTX Chè an toàn Long Cốc, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường với các sản phẩm như chè xanh Bát Tiên, chè xanh Bát Tiên loại đặc biệt, chè Đinh Long Cốc của HTX đang được tiêu thụ với mức giá từ 600.000 đồng- 1.500.000 đồng/kg.
Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ kiểm tra quy trình sản xuất an toàn tại vùng nguyên liệu chè Long Cốc, huyện Tân Sơn.
“Tham gia Chương trình OCOP, quá trình sản xuất tại HTX được quản lý chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; các sản phẩm đều có đầy đủ tem nhãn, mã vạch để truy suất nguồn gốc nên tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Dù sản xuất gặp khó khăn do vướng phải dịch bệnh COVID-19, song năm nay chúng tôi vẫn cơ bản tiêu thụ hết sản lượng chế biến với mức giá ổn định”, bà Phạm Thị Hạnh, Giám đốc HTX Chè an toàn Long Cốc chia sẻ.
Chương trình OCOP đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn
Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, song số lượng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP vẫn tăng lên, đặc biệt là có nhiều sản phẩm thăng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Điều đó cho thấy, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ có hiệu quả của tỉnh và các huyện, thành thị, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác…
Khoảng 70% các sản phẩm OCOP hiện nay là các nhóm ngành hàng nông sản như chè, rau, củ, quả… có diện tích sản xuất rộng, số hộ tham gia lớn. Khi tham gia Chương trình OCOP đã giúp người dân có những thay đổi trong tập quán sản xuất, chú trọng đến các khâu an toàn thực phẩm; áp dụng công nghệ để nâng cao giá trị. Đóng gói sản phẩm mì rau củ đạt tiêu chuẩn OCOP tại HTX Thực phẩm xanh Vĩnh Lại, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao.
Hội đồng đánh giá thẩm tra bao bì và thông tin về sản phẩm
Ông Vũ Quốc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Phú Thọ nhận định, để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao lợi nhuận cho chủ thể, rất cần các cấp, các ngành, các địa phương hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện tối đa cho các chủ thể tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm… Đồng thời, hỗ trợ giới thiệu, bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động du lịch trong tỉnh.
“Đặc biệt cần tập trung nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường gắn với phát triển các sản phẩm có tiềm năng ở các địa phương đạt sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Khuyến khích phát triển liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiến tới hoàn thiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm thành sản phẩm OCOP”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài việc đẩy mạnh liên kết để tiêu thụ sản phẩm tại các kênh thương mại truyền thống cũng cần khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, websit, mạng xã hội…
Nhằm kết nối cung - cầu, giúp cho sản phẩm có lợi thế khi tham gia thị trường, nâng tầm giá trị, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại.
Được biết, các sản phẩm OCOP đều được hoàn thiện tiêu chuẩn chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu tập thể, đăng ký mã QR..., tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, xác lập chỗ đứng trên thị trường. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhiều sản phẩm đã dần đứng vững trên thị trường.
Để tạo chỗ đứng, nâng tầm cho sản phẩm OCOP, tỉnh Phú Thọ đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cấp, tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Trong đó tập trung hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, tập huấn, thuê cán bộ kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế, chủ thể tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
Tỉnh hỗ trợ chi phí thiết kế nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu, in tem, giấy chứng nhận, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng logo, in tem, bao bì, đăng ký mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm các sản phẩm OCOP.
Ngoài ra, tỉnh chủ trương hỗ trợ các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử trong tỉnh, tổ chức giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ sẽ liên kết với các hoạt động tour, tuyến du lịch, lễ hội… nhằm tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển Chương trình OCOP cũng như nông sản nói chung của tỉnh. Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội liên kết vùng, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Năm 2022, Phú Thọ đặt mục tiêu có ít nhất 78 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, 25 sản phẩm đạt 4 sao, 51 sản phẩm đạt hạng 3 sao và có 1-2 sản phẩm đạt hạng 5 sao. Mỗi xã, phường có ít nhất 1 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Đồng thời, tỉnh sẽ xây dựng 2 mô hình, dự án sản phẩm du lịch công đồng, điểm du lich đạt hạng 3 sao trở lên. Hỗ trợ xây dựng thêm điểm quảng bá sản phẩm OCOP gắn với hoạt động các tour, tuyến du lich lễ hội trong tỉnh. Tỉnh từng bước xây dựng sản phẩm OCOP Phú Thọ thành thương hiệu, lợi thế có khả năng cạnh tranh trên thị trường đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội tiêu và từng bước hướng tới xuất khẩu.
Xuân Hiền
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
(Hà Nội) – Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thủ đô đang đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng quy…
Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian qua đã hình thành các…
Huyện Phong Ðiền có hơn 8.500ha vườn cây ăn trái, chiếm đến 1/3 diện tích vườn cây ăn trái của…
Để Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La đi vào cuộc sống, tỉnh này vẫn còn…
(Đồng Nai) – Với diện tích trồng chuối xuất khẩu đứng đầu cả nước, Đồng Nai hiện còn triển khai…
Mô hình chăn nuôi bò sữa theo chuỗi liên kết, khép kín đang là hướng phát triển kinh tế mới…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…