Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao cùng chính sách hỗ trợ kịp thời, những năm gần đây, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trên địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ngày càng được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận bạc tỷ cho người sản xuất. Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh đã và đang là hướng đi chủ lực cho nền nông nghiệp huyện Yên Dũng trong thời kỳ hiện đại hóa.
Mô hình sản xuất trong nhà lưới của Công ty THHH Thái ECO.
Chuyển hướng sang nông nghiệp thông minh
Đến thăm mô hình rau an toàn áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại Isarel của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao xã Trí Yên, chúng tôi khá ngỡ ngàng trước một mô hình được đầu tư quy mô, khoa học và hiện đại.
Trên diện tích rộng chừng hơn 3ha, HTX lắp đặt 5 nhà màng nằm san sát nhau. Bên trong lắp đặt một loạt hệ thống điều khiển tự động, gồm: thiết bị đo nước, hẹn giờ, đo áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, đo dinh dưỡng. Quá trình tưới nước và chăm bón dinh dưỡng cho cây được hỗ trợ bằng máy móc.
Tiếp chúng tôi, anh Trần Xuân Đăng - Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao xã Trí Yên cho biết: Từ năm 2017, HTX đã đầu tư 2.000m2 nhà kính với số vốn ban đầu là 800 triệu đồng, qua quá trình sản xuất, HTX nhận thấy ƯDCNC rất hiệu quả, chính vì thế, đến nay, HTX đã tăng quy mô nhà kính lên 1,5ha, diện đất là hơn 3ha, vốn đầu tư lên 15 tỷ đồng. Doanh thu năm vừa qua đạt 1,8 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn cho các chuỗi siêu thị, cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch. Nắm bắt lợi thế có vị trí nằm trên trục đường dẫn đến chùa Vĩnh Nghiêm - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt, sau nhiều năm thử nghiệm, năm 2020, hợp tác xã đã thành công lớn với mô hình trồng cây dâu tây, thu hút hơn 2.000 khách đến tham quan trải nghiệm.
Từ đó, mở ra hướng đi mới của HTX trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.
Dưa lưới được trồng tại HTX Rau sạch Yên Dũng.
Tương tự, ở nơi khác, tại khu đồng thôn Huyện, xã Tiến Dũng trước kia là vùng đất trũng, mưa lớn nước ngập úng, canh tác lúa, rau màu hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều diện tích bị bỏ không. Manh nha ý tưởng về một mô hình nông nghiệp công nghệ cao, giữa năm 2016, ông Lưu Xuân Kiên cùng một số hộ dân của xã Tiến Dũng đứng ra thành lập HTX Rau sạch Yên Dũng.
Nhận thuê khoán 13ha đất canh tác của người dân, đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn với các loại cây trồng chủ lực như: dưa baby, cà chua, dưa lưới… Đến nay, mô hình này đã được mở rộng quy mô lên 60ha, trong đó có hơn 10ha nhà màng, nhà lưới được đầu tư hệ thống thiết bị đồng bộ, hiện đại.
Hoạt động theo phương châm xây dựng và phát triển nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là hàng hóa “sạch” dựa trên công nghệ mới, lấy tiến bộ khoa học kỹ thuật làm “đòn bẩy”, HTX không ngừng ứng dụng KHKT, phương pháp canh tác tiến bộ vào sản xuất.
HTX Rau sạch Yên Dũng đã sử dụng phân bón vi sinh, ghi chép sổ nhật ký sản xuất… Rau sau khi thu hoạch được đưa vào nhà sơ chế, đóng gói và dán tem mã QR code. Người tiêu dùng có thể dùng phần mềm quét mã QR code trên điện thoại di động thông minh để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nhờ đó, hiện nay thương hiệu “Rau sạch an toàn Yên Dũng” đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. HTX trở thành một trong những nhà cung cấp chủ lực rau an toàn cho các siêu thị lớn như: hệ thống siêu thị VinEco (thuộc Tập đoàn Vingroup), BigC, Coopmart...
Liên tiếp trong ba năm 2019, 2020, 2021 mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn như giá vật tư tăng cao, nhiều chuỗi cung ứng thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ nông nghiệp bị “đứt gãy” do dịch bệnh… nhưng mô hình nông nghiệp công nghệ cao của HTX Rau sạch Yên Dũng vẫn đạt mức doanh thu từ 35 - 40 tỷ đồng/năm.
Đặc biệt là các mô hình ứng dụng công nghệ cao doanh thu ổn định trên 1 tỷ đồng/mô hình 2.000 m2/năm. Bình quân thu nhập của người lao động 6 - 7 triệu đồng/tháng.
Rau sạch trồng theo công nghệ thông minh.
Thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) đến nay, HTX đã có 5 sản phẩm được công nhận đạt OCOP chuẩn 3 sao, 4 sao gồm: Dưa lưới, dưa baby, Dưa Kim Hoàng Hậu, Dưa lê, Dưa lê Hàn Quốc…
Ông Lưu Xuân Kiên, Giám đốc HTX Rau sạch Yên Dũng cho biết: “Trong thời gian tới, HTX chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp đến để tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tiên tiến mới nhất, áp dụng vào sản xuất của đơn vị.
Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì HTX đã áp dụng chuyển đổi số vào quản lý sản xuất như sử dụng quan trắc, tính toán ứng dụng tự động hóa trang thiết bị trong nhà kính (đóng mở rèm cửa thoáng; tự động bật quạt; cảm biến đóng, mở bổ sung đường nước nóng ấm tưới cho cây vào mùa đông) hệ thống sẽ tự động lưu trữ các dữ liệu, từ đó làm căn cứ để lựa chọn cây trồng thích hợp vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao”.
Tháo gỡ khó khăn
Những kết quả đạt được từ phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Yên Dũng đã khẳng định việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã giúp nông nghiệp ở các địa phương chuyển mình từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thông minh, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết vấn đề sản xuất manh mún, cải tạo cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của huyện Yên Dũng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế. Nguyên nhân một phần là do năng lực của hộ nông dân còn nhiều hạn chế, việc tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao gặp nhiều khó khăn về vốn.
Mặt khác, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất nhỏ trên địa bàn huyện hiện còn quá ít.
Rau được đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ.
Nhằm tạo bước đột phá trong phát triển mô hình nông nghiệp Công nghệ cao trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021- 2025 huyện Yên Dũng tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng; hỗ trợ xây dựng nhà màng, nhà lưới, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất; mô hình điểm ứng dụng CNC vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản.
Mức hỗ trợ phụ thuộc vào đặc điểm của từng mô hình. Mục tiêu hướng đến là từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, trên nền tảng phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch.
Nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời, tính đến hết năm 2022, huyện Yên Dũng mở rộng thêm vùng sản xuất mới với diện tích 35 ha ở 10/16 xã. Riêng diện tích mở rộng nhà màng, nhà lưới ứng dụng CNC gần 2,7 ha, kinh phí thực hiện hơn 9 tỷ đồng (trong đó 3,9 tỷ đồng ngân sách nhà nước hỗ trợ).
Sản phẩm rau được dán tem, nhãn, mã QR code.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Yên Dũng đã quy hoạch được 7 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC với diện tích thực hiện 135 ha, xây dựng được 50 mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới.
Ông Ngụy Thế Kiên, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Yên Dũng cho biết: “Qua thực tế triển khai, thực hiện các mô hình NN ƯDCNC, chúng tôi nhận thấy năng suất cũng như lợi nhuận đem lại rất lớn so với sản xuất đại trà với mức từ 30- 40%. Trong năm 2022 và bước sang năm 2023, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu UBND huyện Yên Dũng duy trì để mở rộng các vùng, mô hình ƯDCNC, phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích sản xuất áp dụng CNC trong toàn huyện là 250 ha”.
Huyện Yên Dũng hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện đại và quy mô lớn.
Tín hiệu vui này là tiền đề để huyện Yên Dũng hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện đại và quy mô, hướng đến sản xuất, cung cấp sản phẩm nông sản sạch, cao cấp, tạo giá trị kinh tế lớn. Điều quan trọng hơn, các mô hình này sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất cũ và những người nông dân sẽ trở thành những công nhân nông nghiệp, trực tiếp sản xuất, làm chủ công nghệ trên cánh đồng của mình.
Hồng Phấn - Hải Sơn
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…
Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…
Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…
Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…
Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…
Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…
Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…
Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…