Để giảm sự phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, ngoài những chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp, người dân cũng phải chung tay để tự cứu mình.
Thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn
Dù là một nước nông nghiệp và có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, nhưng thực tế Việt Nam lại là một nước phải nhập khẩu một lượng thức ăn chăn nuôi lớn.
Hiện nguyên liệu trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 - 5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong khi nhu cầu hàng năm cần tới 26 - 27 triệu tấn các loại ngô, đậu tương, lúa mì, đều là những cây trồng mà Việt Nam không có thế mạnh. Từ đó, dẫn tới nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu là nhập khẩu (khoảng 70 - 85%).
Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu liên tục tăng vì nhiều lý do. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có 11 lần điều chỉnh tăng, tăng bình quân 16 - 36% so với cùng kỳ năm 2020. Giá tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc như ngô hạt (35,1%), khô dầu đậu tương (35,5%), sắn lát (19,2%).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong năm 2021 đạt mức gần 4,9 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Trong khi đó, diễn biến giá nguyên liệu thế giới đều có mức tăng đáng kể so năm trước, như ngô tăng hơn 50%, đậu tương tăng 20 - 30%.
Để giảm bớt khó khăn cho ngành chăn nuôi, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi.
Cụ thể, Chính phủ đã quyết định điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với lúa mì từ 3% xuống 0% và ngô từ 5% xuống 2%, và được áp dụng kể từ ngày 30/12/2021. Đồng thời, các chính sách ứng phó với đại dịch cũng giúp cho ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều triển vọng phục hồi, theo định hướng phát triển.
Nhưng để “cứu" ngành chăn nuôi trước diễn biến khó lường của thị trường, nhà nước cần có sự chung tay của doanh nghiệp, người dân. Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp để nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm giảm bớt khó khăn.
Đầu tiên ngành chăn nuôi trong nước cần chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn, thông qua xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu với nhiều giống cây ứng dụng công nghệ sinh học, có năng suất và sản lượng cao. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế nguồn nhập khẩu. Có như vậy mới giảm bớt được sự phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Tiếp đó, nhà nước cần hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống logistics, cải thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm chăn nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi… nhằm giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, từ đó giảm giá thành sản xuất, bảo đảm nguồn cung, ổn định sản xuất trong nước.
Cuối cùng, khuyến khích các hộ chăn nuôi tăng cường xây dựng liên kết thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác. Giống như câu chuyện “Bó đũa”, chỉ khi chung tay, cùng chiến tuyến, các HTX, tổ hợp tác mới có được mức giá tốt khi thương lượng giá thức ăn hay các phương thức chăn nuôi tối ưu trong bối cảnh hiện tại.
Hà Dũng (t/h)
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…