Trước việc giá vật tư nông nghiệp như phân bón, giống… không ngừng tăng cao, bà con nông dân cần nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía để giảm bớt khó khăn.
Giá vật tư nông nghiệp chưa có dấu hiệu dừng lại
Giá phân bón đang là một vấn đề nhức nhối với nền nông nghiệp Việt Nam. Theo thống kê 2 tháng đầu năm 2022, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 594.518 tấn, trị giá hơn 285,77 triệu USD, giảm 3,2% về lượng nhưng tăng mạnh 79,2% về trị giá. Giá nhập khẩu phân bón trung bình 2 tháng qua đạt 480,7 USD/tấn, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái và đà tăng được dự báo chưa dừng lại do xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa biết bao giờ kết thúc.
Còn trong tháng 3/2022, giá phân bón tại vựa lúa lớn nhất cả nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng 5% - 8% so với tháng 2. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh ĐBSCL tăng khoảng 15%-20% do giá vật tư đầu vào tăng cao. Việc này khiến nông dân gặp khó khăn dù năng suất và giá lúa tăng bởi tổng lợi nhuận giảm.
Để giảm bớt thiệt hại cho bà con, các tỉnh thành đã đưa ra một số chính sách, chủ trương, ngoài ra các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên dựa trên kiến thức và kinh nghiệm.
PGS-TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đánh giá giờ đây nông dân phải thay đổi nhận thức từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp. Do đó, phải tổ chức sản xuất lại như thế nào để có lợi nhuận tối ưu. Năng suất có thể giảm nhưng lợi nhuận không giảm là tốt. Điều này đòi hỏi nông dân phải học tập không ngừng để thay đổi và từ bỏ thói quen cánh tác cũ, cải tiến dần theo hướng tích cực, lợi nhuận gia tăng và tham gia bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, ông Dương Văn Chính đánh giá rất cao vai trò của HTX trong bối cảnh hiện tại. Theo ông, HTX giúp nông dân nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Khi có càng nhiều HTX thì mới có thể nói đến sản xuất trên diện tích lớn. Ngành nông nghiệp và doanh nghiệp cần xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn, để chuyển giao cho các HTX tổ chức thực hiện, từ đó giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, tạo ra nông sản chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về phía các tỉnh thành cũng đang có những biện pháp để giúp đỡ bà con trước cơn bão vật giá leo thang. Tại Đồng Tháp, UBND tỉnh đã có công văn “khẩn” gửi Sở NN&PTNT về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu ngành nông nghiệp địa phương nhanh chóng chủ trì tập huấn, hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm; tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ nhằm giảm dần hoặc thay thế phân bón vô cơ; áp dụng và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả…
Còn tại Hậu Giang, Sở NN&PTNT tỉnh đã yêu cầu cán bộ ngành nông nghiệp tập trung giúp nông dân giảm giá thành sản xuất. Hiện tại, giá phân bón hóa học tăng cao là cơ hội để ngành nông nghiệp giúp nông dân tiếp cận các quy trình sản xuất phân hữu cơ, vi sinh… với giá thành thấp và thân thiện môi trường.
Trong khi đó tại Trà Vinh, mô hình HTX sản xuất lúa hữu cơ đang được tỉnh tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình. Điển hình là HTX Long Hiệp (huyện Trà Cú) sản xuất lúa hữu cơ và bao tiêu sản phẩm. Theo đó, HTX áp dụng bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường và cộng thêm 500 đồng/kg cho nông dân làm lúa hữu cơ. Từ 61 thành viên ban đầu với diện tích canh tác khoảng 50ha, đến nay HTX đã mở rộng lên đến 120ha với 72 thành viên.
Với Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), lời khuyên được Cục trưởng Lê Thanh Tùng đưa ra là giảm lượng phân bón và giống, điều bấy lâu bà con hơi “quá tay”. Bởi chỉ có giảm chi phí sản xuất lúa ở khâu sử dụng phân bón và lượng giống gieo sạ mới có thể giảm được giá thành sản xuất (tất nhiên không ảnh hưởng đến năng suất).
Hà Dũng (t/h)
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…