Vừa làm, vừa lo
Năm 2021, diện tích đưa vào NTTS của Hà Nội là 24.000ha; sản lượng đạt 117,7 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng giống đạt 1.250 triệu cá bột; sản lượng khai thác đạt 1.704 tấn. Nhiều hộ phát triển NTTS theo hướng thâm canh, bán thâm canh mở rộng quy mô và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, năm 2021 được đánh giá là năm khó khăn của ngành NTTS, do đầu ra sản phẩm bấp bênh, trong khi giá vật tư thú y, giá cám liên tục tăng.
Thu hoạch thủy sản tại xã Đại Thăng, huyện Phú Xuyên
Ông Lê Văn Tín - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) NTTS Ngọc Động (xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa) cho biết, năm 2021 đầu ra của các loại cá thương phẩm rất bấp bênh và thấp hơn 10.000 - 15.000 đồng/kg so với mọi năm. Vì vậy đa phần người nuôi trồng chịu lỗ hoặc chỉ cầm hòa. Bước sang năm 2022, tình hình ngành NTTS cũng không mấy khả quan. Bởi thông thường vào dịp đầu năm cá sẽ được giá, nhưng hiện nay cá bán rất chậm và giá thấp hơn nhiều so với cùng kỳ mọi năm.
Cụ thể, giá cá trắm xuất tại ao dao động quanh mốc 38.000 - 45.000 đồng/kg; cá chép 35.000 – 40.000 đồng/kg; rô phi, trôi dao động 25.000 – 30.000 đồng/kg… (giảm 15.000 đồng/kg so với mọi năm). Trong khi đó, giá cám vẫn chưa dứt đà tăng. Trung bình mỗi bao cám 30kg đã tăng gần 100.000 đồng so với cuối năm 2020.
“Với hơn 1ha NTTS, trung bình mỗi năm gia đình tôi sử dụng hết khoảng 500 triệu tiền cám. Nhưng năm vừa rồi tăng lên thành hơn 600 triệu. Chi phí đầu vào tăng, đầu ra giảm nên cả năm gia đình không có lãi” – ông Tín cho hay.
Trong khi đó, HTX Thủy sản Tân Tiến (xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) cũng phát triển mạnh nghề NTTS. Hiện HTX đang nuôi trồng hơn 200ha cá. Giám đốc HTX Thủy sản Tân Tiến Đỗ Văn Sim cho biết, với tình hình thị trường và chi phí nuôi trồng tăng cao như hiện nay, việc đầu tư lứa mới là rất mạo hiểm. Tuy nhiên, hầu hết thành viên của HXT đều xác định đã làm nghề thì phải theo nghề. Vì vậy, thời điểm này các hộ đang tập trung cải tạo ao, hồ để kịp sản xuất khi vào vụ mới.
Ghi nhận tại một số vùng NTTS tập trung như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Ba Vì, Thường Tín…, các hộ NTTS đang tích cực huy động máy bơm, máy xúc, phương tiện… cải tạo, nạo vét, xử lý môi trường nước chuẩn bị điều kiện để bước vào vụ nuôi mới.
Linh hoạt thay đổi mô hình
Đứng trước những khó khăn, nhiều hộ NTTS trên địa bàn Hà Nội đã linh hoạt chuyển đổi mô hình canh tác, vừa để giảm chi phí, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường.
Là hộ có nhiều năm NTTS, bà Phạm Thị Hồng ở xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì) chia sẻ, gia đình đang canh tác hơn 2ha NTTS theo hướng tập trung. Hiện nay đã chia các ao để thả nuôi gối vụ cung cấp ra thị trường đều các tháng trong năm. Ngoài ra, năm 2022 này, gia đình bà sẽ loại bỏ 2 đối tượng nuôi là cá rô phi đơn tính và cá chim để giảm lượng cám tiêu thụ hàng ngày.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay nhiều địa phương đã phát triển nuôi các giống thủy sản đặc sản như ốc nhồi, tôm càng xanh, cá lăng…
Anh Phạm Ngọc Thanh - hộ NTTS ở xã Phú Châu (huyện Ba Vì) cho biết, trước đây gia đình anh chỉ chuyên nuôi các loại cá truyền thống như rô phi, trắm, chép, trôi… Nhưng hiện nay thị trường các dòng cá này đang bão hòa nên tiêu thụ chậm. Trong khi đó, thị trường có xu hướng ưa chuộng các loại cá mới lạ, vì vậy gia đình anh đã quyết định chuyển đổi sang nuôi cá lăng thương phẩm.
Sau hơn 10 tháng nuôi, anh Thanh cho biết, loại cá này sức sống khỏe, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Ngoài ra, gia đình anh tiết kiệm được 1/3 tiền thức ăn cho cá nhờ tận dụng đánh bắt các loại cá tạp trên sông. Thời gian nuôi cá từ 18 – 24 tháng được xuất với giá ổn định 65.000 – 70.000 đồng/kg. Đặc biệt, thị trường của loại cá này đang rất rộng mở. Hiện một số nhà hàng đã liên hệ đặt hàng của gia đình khi cá đủ trọng lượng xuất bán. Hiện nay tại Ba Vì, không chỉ riêng anh Thanh, mà nhiều hộ dân khác cũng chuyển hướng nuôi thêm cá lăng.
Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT Hà Nội) Tạ Văn Sơn cho biết, để hoạt động NTTS năm 2022 đạt hiệu quả cao, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình cải tạo ao, đầm, diện tích nuôi, lượng giống thả đôn đốc các địa phương hướng dẫn nông dân, ngư dân thực hiện nghiêm quy trình nuôi, trước mắt làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi.
Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục tuyên truyền khuyến khích nông dân áp dụng khoa học công nghệ trong NTTS, như công nghệ sông trong ao, biofloc, nuôi thâm canh với các đối tượng chép, trắm cỏ, rô phi. Mặt khác, liên kết vùng giữa các tỉnh, TP trong việc tiêu thụ sản phẩm; rà soát, mở rộng nuôi thủy sản ở các diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình kết hợp “cá – lúa” hoặc “chuyên cá” với hình thức “ao nổi” tại các huyện nằm trong quy hoạch và các vùng úng trũng khác nếu có khả năng NTTS.
Tuy nhiên, để ngành NTTS của Hà Nội phát triển xứng tầm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội kiến nghị, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản và TP trong thời gian tới tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho xây dựng hạ tầng vùng NTTS tập trung tại huyện Ba Vì; hỗ trợ 1 cơ sở sản xuất giống chất lượng cao; kết nối giữa các đơn vị trong và ngoài nước hợp tác lĩnh vực khoa học, công nghệ và xúc tiến thương mại. Cùng với đó, kiến nghị UBND TP sớm xem xét ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thủy sản TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để làm căn cứ triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ.
Phương Nga (Kinh tế đô thị)
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…