Lan tỏa phong trào sản xuất hữu cơ
GĐ HTX Rau hữu cơ Cuối Qúy đang giới thiệu về quy trình sản xuất. Ảnh: Xuân Hiền
Đặc biệt, tháng 6/2020, Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn TP. Hà Nội đã phát huy hiệu quả về giá trị kinh tế, xây dựng thương hiệu. Trong đó, phải kể đến HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý do bà Đặng Thị Cuối làm giám đốc ở xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) từ nhiều năm qua đã chứng minh được giá trị chân thực của hai chữ “an toàn” đối với người tiêu dùng.
Bà Cuối kể, hơn 16 năm làm thuê ở những đồn điền trồng rau hữu cơ ở Đài Loan (Trung Quốc), với bao vất vả nhọc nhằn nhưng đổi lại tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Khi về nước, tôi đã đầu tư xây dựng trang trại trồng rau sạch theo hướng hữu cơ với nhiều sản phẩm rau, củ chất lượng cao và trở thành tỷ phú trong lĩnh vực này…
“Phân hữu cơ mình tự ủ được từ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu lót chuồng gà, chuồng vịt nên chi phí rẻ mà lại rất tốt, làm đất tươi xốp, giữ ẩm, hạn chế công tưới… Rau trồng phát triển tốt, ăn ngon ngọt, vị thơm đậm và an toàn khi sử dụng”, bà Cuối chia sẻ.
Theo đó, trong nhiều năm qua thương hiệu rau hữu cơ của HTX Cuối Qúy đã nổi tiếng khắp trong ngoài, thành phố Hà Nội. Trên mỗi bó rau được đóng gói, khách hàng chỉ cần cầm điện thoại thông minh quét mã vạch là có thể biết được tất tần tật địa chỉ, quy trình sản xuất, để biết chúng có an toàn để mua hay không.
Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn mỗi năm thu nhập nửa tỷ. Ảnh: Xuân Hiền
HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân nằm trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn nổi tiếng với mô hình sản xuất rau hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ rau sạch cho người dân Thủ đô.
Theo Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân Hoàng Thị Hậu, hiện nay, đơn vị có 18 sản phẩm được UBND TP Hà Nội phân hạng 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bên cạnh chất lượng luôn được HTX bảo đảm, điều này cũng giúp sản phẩm của HTX dễ dàng tiếp cận với thị trường. Mặc dù, năm 2021 vừa qua, bị chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, tuy nhiên, doanh thu của HTX ước đạt khoảng 4,2 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2020 khoảng 400 triệu đồng… HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân là một trong những điểm sáng trong tiên phong phát triển sản phẩm hữu cơ.
Nhân rộng mô hình nuôi vịt trời hữu cơ tại huyện Ba Vì. Ảnh: Hoài Thu
Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết, phương thức canh tác này cũng là định hướng mà địa phương đang tập trung đẩy mạnh. “Trong lộ trình từ nay đến năm 2025, huyện phấn đấu mỗi năm tăng khoảng 10ha canh tác nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc nhân rộng phương thức sản xuất sạch này còn giúp tạo ra những sản phẩm an toàn hơn cho sức khoẻ cộng đồng…”.
Đến nay, hiện nhiều mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ đã được triển khai tại các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Phú Xuyên, Thạch Thất… gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Điển hình như tại huyện Đông Anh hiện có tới 50% hợp tác xã sản xuất rau truyền thống đã chuyển một phần diện tích từ sản xuất VietGAP sang hữu cơ và đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân. Riêng tại huyện Thạch Thất, từ một mô hình sản xuất rau hữu cơ đầu tiên tại xã Yên Bình quy mô hơn 30ha, đến nay huyện đã có hơn 500ha sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ với đa dạng các loại cây trồng…
Hướng đi bền vững
Nho Hạ Đen hữu cơ là hướng phát triển kinh tế mới của nhiều nông hộ tại huyện Đan Phượng.
Đến nay, diện tích trồng trọt hữu cơ của thành phố Hà Nội có hơn 2.000ha; diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ là 10,1ha. Trong chăn nuôi, Hà Nội chưa có sản phẩm hữu cơ đúng nghĩa, mới chỉ có các đơn vị thực hiện chăn nuôi chuyển đổi hữu cơ với tổng đàn khoảng 14,6 nghìn con lợn, gà, bò…
Dưới góc độ đơn vị sản xuất, ông Nguyễn Văn Thắng Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp - Tổng hợp Trung Giã, huyện Sóc Sơn kiến nghị, các cơ quan quản lý đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản hữu cơ, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện nghiêm quy trình sản xuất hữu cơ.
Khách đến tham quan, trải nghiệm mô hình Nho Hạ Đen tại Đan Phượng. Ảnh: Xuân Hiền
Cạnh đó, sản xuất hữu cơ gắn với du lịch sinh thái và sản xuất hữu cơ ứng dụng công nghệ cao là định hướng của nông nghiệp Hà Nội. Giai đoạn 2021-2025, mỗi năm thành phố phấn đấu mở rộng sản xuất ít nhất 300-500ha cây trồng theo hướng hữu cơ; đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1-2% tổng sản phẩm chăn nuôi, diện tích thủy sản chuyển đổi hữu cơ đạt khoảng 70ha...
Ông Chu Phú Mỹ - GĐ Sở NN-PTNT Hà Nội cho hay: “Ngành Nông nghiệp Thủ đô đã giao cho các đơn vị xây dựng mô hình cụ thể làm cơ sở rút kinh nghiệm để nhân rộng. Vấn đề quan trọng nhất là sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải phát triển song hành với truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và minh bạch trong quy trình sản xuất, làm cơ sở xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững”.
Xuân Hiền
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Đó là tâm sự và cũng là quyết tâm của ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ nhiệm HTX gà đồi hữu…
Trong thời gian vừa qua nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ phát triển du lịch…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…