Mô hình chăn nuôi gà sinh học ở huyện Ba Vì.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội), các hợp tác xã cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chăn nuôi khép kín theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Thu Thoan, ở xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn), nhờ chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, chủ động từ con giống tới thức ăn chăn nuôi, hiện trung bình mỗi tháng trang trại xuất chuồng khoảng 1.000 con gà, giá bán cao hơn 10-15% so với gà thương phẩm nuôi theo phương thức truyền thống.
Còn theo ông Nguyễn Văn Lâm ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai), do chủ động từ con giống tới thức ăn chăn nuôi và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nên trang trại vẫn duy trì 2 khu chăn nuôi lợn với quy mô 100 lợn nái, 600 lợn thịt/lứa và 2 khu nuôi gà đẻ siêu trứng với tổng đàn khoảng 47.000 con. Nhờ áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và khép kín nên hạn chế dịch bệnh, doanh thu mỗi năm của trang trại đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn phát triển ổn định: Tổng đàn trâu, bò là 169.583 con; đàn lợn gần 1,4 triệu con; đàn gia cầm gần 37 triệu con (tương đương cuối năm 2021).
Thực tế cho thấy, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Giá thức ăn chăn nuôi tăng 20-40% so với cùng kỳ năm trước; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát...
Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội cho các trang trại chăn nuôi lớn áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
Đối với huyện Quốc Oai trong thời gian qua đang tiếp tục hỗ trợ về giống, kỹ thuật, hướng dẫn người dân chủ động chăn nuôi có giá trị kinh tế cao và sản xuất căn cứ nhu cầu thị trường. Để ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm, huyện khuyến khích các trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn để nâng cao giá trị trên thị trường.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Hà Nội, cùng với việc hình thành những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, Hà Nội chú trọng chế biến sâu sản phẩm từ động vật để vừa bảo đảm quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh - vừa góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tiếp tục tăng cường giám sát quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi; quản lý việc sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi; triển khai các kênh theo dõi sát diễn biến thị trường nguyên liệu, nguồn cung, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và thế giới, giúp người chăn nuôi có biện pháp chủ động nguồn thức ăn thay thế, ổn định sản xuất.
Mặt khác, ngành Nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi thông qua tập huấn, hội thảo, xây dựng, triển khai các dự án, mô hình theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tái sử dụng chất thải chăn nuôi..., góp phần giảm ô nhiễm môi trường, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Sông Thao
Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị: "Khởi động xây dựng kế…
HÀ NỘI – Hiện nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã... trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả…
HÀ NỘI – Đó là mô hình của Tổ nhóm ươm cây giống, cây cảnh thôn Đặng thuộc Hội Nông…
HÀ NỘI – Với tổng diện tích đất canh tác gần 2 mẫu, anh Hợi huyện Đan Phượng đã mạnh…
SƠN LA – Với những lợi thế, tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, tỉnh đang tập trung…
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc…
HÀ NỘI – Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đang tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu sản…
HÀ NỘI – Vài năm gần đây, một số hộ gia đình ở huyện miền núi Ba Vì đã khai…
(Long An) Vào thập niên 80-90 của thế kỷ XX, nghề chưng cất tinh dầu tràm khu vực Đồng Tháp…
BẠC LIÊU - Mới đây, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược…
Sáng 28/6, tại Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị khởi động sáng kiến bảo vệ hệ thống lương thực…
Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị: "Khởi động xây dựng kế…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang có chuyến thăm hữu nghị tới Hungary với rất nhiều hoạt động…
Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu đến hết năm 2022, xuất khẩu nông lâm và thủy sản ước đạt khoảng 55…
HÀ NỘI – Đó là anh Nguyễn Văn Song, trước đây từng là giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt…
HÀ NỘI – Hiện nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã... trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả…
Với vai trò của nhà phân phối kết nối tiêu dùng giữa người tiêu dùng và các nhà sản xuất…
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mở rộng, chuyên sâu hơn nữa các nội dung phục vụ độc giả…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành…
Việt Nam phấn đấu đến năm 2045, thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Ngày 29/10/2021, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tổ chức…