12:10 04/10/21 Print

Hạn mặn lịch sử tại miền Tây: Đừng vội vẽ ra nhiều dự án

Theo TS Trần Hữu Hiệp, có thể xem trận hạn mặn lịch sử năm nay là “liều thuốc thử” để củng cố tư duy thích ứng, cần đầu tư nâng cao năng lực cảnh báo sớm thiên tai để chủ động ứng phó. Tuy nhiên không thể lấy tình trạng hạn mặn khốc liệt của năm nay và năm 2016 để vẽ ra nhiều dự án rồi vội vã đổ tiền vào...

Hạn mặn lịch sử tại miền Tây: Đừng vội vẽ ra nhiều dự án rồi đổ tiền vào
Một cánh đồng nguy cơ mất trắng do hạn mặn tại Kiên Giang.

Hạn, mặn đang diễn ra gay gắt khiến một diện tích lớn vùng lúa, rau màu, thủy sản của 7 tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các địa phương lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định, ngày 16/2 nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội địa hơn đỉnh điểm trận hạn mặn lịch sử 2016.  

Nguyên nhân không chỉ do thời tiết cực đoan El Nino, mưa ít, đầu nguồn sông Mekong thiếu nước trầm trọng. Cùng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chính con người đã góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng hạn mặn mà nguyên nhân chính đến từ tác động tài nguyên nước xuyên biên giới, những bất cập nội ngoại vùng ĐBSCL làm phá vỡ mối quan hệ sông-biển.

Giải pháp thích ứng thuận thiên 

Theo TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế ĐBSCL, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lịch sử hình thành, kiến tạo, phát triển ĐBSCL hàng triệu năm qua là quá trình giao thoa sông-biển và nó vẫn đang tiếp tục diễn ra. Do vậy, con người phải nương theo quy luật để chủ động thích ứng, chứ không nên “liều mình chống chọi với tự nhiên”.

“Hạn mặn khốc liệt là tình huống thiên tai, song con người có thể chủ động thích ứng, giảm nhẹ thiệt hại, thậm chí khai thác điều kiện sinh thái mặn-lợ. Đó cũng là cách đã tạo ra kiến thức bản địa của người dân đồng bằng bao đời nay. Các bậc tiền hiền khai phá vùng châu thổ Cửu Long đã chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của vùng đất mới. Lịch sử hàng trăm năm qua cho thấy, người dân nơi đây đã biết chủ động thích ứng thuận thiên, hợp địa, tôn trọng quy luật tự nhiên theo điều kiện thực tế”, theo TS Hiệp. 

“Người dân ven biển dùng lu, khạp để trữ nước ngọt mùa mưa dùng cho mùa khô. Thực tế, trong một số tiểu vùng bị hạn mặn nghiêm trọng vẫn có nhiều nông dân “né hạn” nhờ chủ động lịch thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, có những rẫy màu chủ động nước tưới, tránh được thiệt hại. Đó cũng là cách mà người đồng bằng đã hiện thực hóa thành công triết lý “sống chung với lũ, vượt lên đỉnh lũ” tạo ra nhiều kỳ tích lúa gạo, thủy sản, trái cây vừa qua”.

Tại ĐBSCL, nhờ chủ động cảnh báo sớm, nhiều trà lúa đông xuân đã được dịch chuyển lịch thời vụ sớm, nên né được hạn mặn. Các dự án điều tiết nước kịp đưa vào sử dụng đã giúp các địa phương trong vùng phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn hiệu quả. Cống âu thuyền Ninh Quới nằm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp góp phần điều tiết mặn - ngọt cho 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang, ngăn tác hại tình trạng xâm nhập mặn vùng lúa, hoa màu trong tiểu vùng. Tiểu dự án Măng Thít ở tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, dự án Bắc Bến Tre, trạm bơm Xuân Hòa ở Tiền Giang cũng đã kịp hoàn thành vào cuối năm 2019 bước đầu ứng phó hạn mặn.

“Tuy nhiên, lâu nay, ta chỉ lo dùng nước ngọt trồng lúa, làm màu, lập vườn trồng cây, đào ao nuôi cá, quanh quẩn với sinh kế trong nội địa mà ít nhìn ra biển hoặc nghĩ hệ sinh thái nước mặn-nước ngọt luôn đối chọi nhau, nên chỉ biết làm đê ngăn mặn, giữ ngọt. Nhìn nước ngọt từ hệ thống sông Cửu Long đổ ra Biển Đông, biển Tây là “phí của trời cho”. Nhưng nước sông ra biển là hợp với tự nhiên, các dòng sông luôn tìm đường ra biển.

Nước ngọt chảy ra biển vừa tải dinh dưỡng phù sa, vừa làm cho biển mặn vừa phải, nhiệt độ vừa phải, tạo môi trường đa dạng sinh học cho nhiều loài thủy sản phát triển. Nhiều loài cá biển ở ĐBSCL sống được môi trường mặn, lợ, được vào, ra các cửa sông để sinh sản, phát triển”, TS Hiệp cho biết.

Chủ động thích ứng lâu dài

Theo TS Hiệp, trong bối cảnh mới, thách thức mới trước những tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn diễn ra bất thường, tư duy thích ứng thuận thiên cần đựợc nâng tầm lên bằng việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng, từng tiểu vùng, ngành, nhất là quy hoạch sản xuất, hạ tầng thủy lợi, giao thông.

Sản xuất nông nghiệp cần áp dụng “3 chuyển dịch”: dịch chuyển lịch thời vụ để “né hạn, mặn”, sử dụng giống phù hợp điều kiện hạn, mặn và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế hơn cây lúa kèm theo là các giải pháp kỹ thuật, tín dụng, gắn với thị trường tiêu thụ nông sản để đảm bảo sự chuyển đổi thành công, tránh duy ý chí và hành chính hóa sản xuất.

Tiếp cận theo vùng, liên vùng, phối hợp liên ngành cùng hành động mới mong thích ứng trước các biến đổi tự nhiên và xã hội. Vừa phòng tránh dịch bệnh, vừa thích ứng, giảm tối thiểu thiệt hại hạn mặn gay gắt là một thách thức lớn. Những giải pháp công trình rất cần, nhưng các giải pháp phi công trình là không thể thể thiếu.

Chính quyền và người dân không thể ngồi chờ, nhưng cũng không nên đổ tiền vội vã vào các công trình cục bộ. Bài toán cân bằng tổng thể và yêu cầu “chi phí - lợi ích” cần được đặt ra trước tiên cho bất kỳ một quyết định đầu tư công trình vội vã nào.

TS Hiệp cho rằng, có thể xem trận hạn mặn lịch sử năm nay là “liều thuốc thử” để củng cố tư duy thích ứng, dựa trên nền tảng khoa học và thực tiễn. Cần đầu tư nâng cao năng lực cảnh báo sớm thiên tai để chủ động ứng phó. Chủ động thích ứng, nhưng không thể lấy tình trạng hạn mặn khốc liệt của năm nay và năm 2016 để vẽ ra nhiều dự án rồi vội vã đổ tiền vào các công trình đầu tư hao tiền, tốn của mà hiệu quả thấp.

Những giải pháp công trình rất cần, nhưng các giải pháp phi công trình là không thể thiếu. Không thể ngồi chờ, nhưng cũng không nên đổ tiền vội vã vào các công trình cục bộ. Bài toán cân bằng tổng thể, yêu cầu “chi phí - lợi ích” và nguyên tắc “không hối tiếc” cần được đặt ra trước tiên cho bất kỳ một quyết định đầu tư công trình nào.

“Lâu nay, chúng ta xây dựng hệ thống thủy lợi chủ yếu để thoát lũ, nay nên chuyển sang trữ ngọt và dùng nước tiết kiệm. Về lâu dài, để thích nghi với biến đổi khí hậu, hạn, mặn, trước hết cần tiếp cận linh hoạt đối với quy hoạch sử dụng đất. Cần ưu tiên đầu tư vào vùng lõi lúa gạo của ĐBSCL ở Tứ giác Long Xuyên và lưu vực phù sa sông Tiền, sông Hậu.

Phân biệt khu vực trồng lúa trọng yếu và không trọng yếu dựa trên sự phù hợp về sinh thái nông nghiệp, năng suất, tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần áp dụng phân vùng theo không gian, có chính sách hỗ trợ khác nhau ở vùng lõi, vành đai và các khu vực trồng lúa bình thường khác”, theo TS Hiệp.

Bên cạnh nước ngọt, cần xem nước mặn, lợ cũng là tài nguyên phát triển kinh tế biển, ven biển. Tránh ngăn mặn bằng cách can thiệp thô bạo. Chú trọng phát triển vùng duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế, phát huy vị trí địa -kinh tế, chính trị của đồng bằng. Thích nghi với hạn, mặn, phát triển kinh tế ven biển, kinh tế biển xanh phù hợp chính là bước chuyển dịch căn bản để vùng đất phù sa vượt qua khỏi cái bóng của nông nghiệp lúa nước truyền thống.

TT - (T/h) 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Hạn mặn lịch sử tại miền Tây: Đừng vội vẽ ra nhiều dự án

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng, một hướng đi nhiều triển vọng

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng, một hướng đi nhiều triển vọng

Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận đạt trung hòa Carbon

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận đạt trung hòa Carbon

Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…

Vướng hành lang pháp lý, có nên đầu tư vào bất động sản du lịch nông nghiệp không?

Vướng hành lang pháp lý, có nên đầu tư vào bất động sản du lịch nông nghiệp không?

Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…

Bảo vệ môi trường sinh thái hồ Na Hang - Lâm Bình

Bảo vệ môi trường sinh thái hồ Na Hang - Lâm Bình

Hồ Na Hang - Lâm Bình (Tuyên Quang) có phong cảnh “sơn thủy hữu tình”. Tuy nhiên, do tốc độ…

Nguyên tắc

Nguyên tắc "4 đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi quy định,…

Lợi ích của việc quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng trồng

Lợi ích của việc quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng trồng

QTO - Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) rừng trồng là một trong những nghiên cứu…

Nông sản muốn sang EU phải đảm bảo sản xuất không gây mất rừng

Nông sản muốn sang EU phải đảm bảo sản xuất không gây mất rừng

Từ năm 2025, các công ty xuất, nhập khẩu sẽ phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu…

Đến Chùa Ve Chai nghĩ tới việc xử lý, phân loại rác thải hiện nay

Đến Chùa Ve Chai nghĩ tới việc xử lý, phân loại rác thải hiện nay

Có thể thấy việc tận dụng phế liệu trong đó có ve chai góp phần xây dựng, trang trí ngôi…

Nỗi lo ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp

Nỗi lo ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp

ĐBP - Sản xuất nông nghiệp không thể không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, việc…

Xử lý chất thải chăn nuôi thành tài nguyên trong sản xuất hữu cơ

Xử lý chất thải chăn nuôi thành tài nguyên trong sản xuất hữu cơ

Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ cùng với đó với nhiều hệ lụy ảnh…

Tin mới cập nhật

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng