Theo tài liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn của Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam còn 2.095 xã và 27.648 thôn không tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ở 2 bên đường
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được quan tâm
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có 3.498 xã và gần 22,96 nghìn thôn xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 42,16% tổng số xã và 34,67% tổng số thôn. So với năm 2016, tỷ lệ xã có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung tăng 6,41 điểm phần trăm; tỷ lệ thôn tăng 10,25 điểm phần trăm.
Đồng bằng sông Hồng là vùng đạt tỷ lệ cao về số xã và số thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung với 81,80% tổng số xã trên địa bàn; tăng 5,47 điểm phần trăm so với năm 2016 và 76,42% tổng số thôn, tăng 8,28 điểm phần trăm.
Một số địa phương đạt tỷ lệ cao về số xã và số thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung như: Bắc Ninh đạt 100% số xã và 100% số thôn; Hà Nội đạt 98,69% về tỷ lệ xã và 97,84% về tỷ lệ thôn; Hải Phòng là 93,62% và 93,72%; Bắc Giang 89,67% và 72,20%; Hưng Yên 87,05% và 85,60%; Thái Bình 82,16% và 80,52%; Nam Định 81,38% và 75,87%.
Cùng với đó, rác thải trên địa bàn nông thôn được nhiều địa phương quan tâm thu gom, xử lý. Tỷ lệ xã thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 63,46% năm 2016 lên 74,75% năm 2020; tỷ lệ thôn thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 47,30% lên 58,24%.
Tại thời điểm 1/7/2020, cả nước có 3.236 xã có bãi rác tập trung, chiếm 39,00% tổng số xã và 4.201 xã có điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 50,63% tổng số xã trên địa bàn nông thôn. Việc xử lý rác thải có tiến bộ.
Năm 2020, tỷ lệ xã xử lý rác thải sinh hoạt chiếm 98,55% tổng số xã có bãi rác tập trung. Tỷ lệ xã xử lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật chiếm 97,14% tổng số xã có thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Đến thời điểm điều tra 1/7/2020, trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, có 12 địa phương đã tổ chức thu gom rác sinh hoạt tại 100% số xã trên địa bàn nông thôn; 37 địa phương có 100% số xã xử lý rác thải của bãi rác tập trung.
Ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục
Bên cạnh những thành quả đạt được, sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản những năm vừa qua bộc lộ ngày càng rõ những yếu kém về bảo vệ môi trường sinh thái.
Việc thu gom, xử lý chất thải của khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ và rác thải, nước thải sinh hoạt của dân cư trên địa bàn nông thôn còn nhiều bất cập.
Vỏ thuốc BVTV vứt không đúng nơi quy định
Theo kết quả điều tra, tại thời điểm 1/7/2020, cả nước hiện còn 2.095 xã và 27.648 thôn không tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, chiếm 25,25% tổng số xã và 41,76% tổng số thôn. Trên địa bàn vùng cao có tới 61,33% số xã và 74,82% số thôn không thu gom rác thải sinh hoạt.
Hai tỷ lệ của Trung du và miền núi phía Bắc là 55,25% và 71,67%; Tây Nguyên là 40,85% và 56,18%. Nhiều địa phương tuy đã tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt nhưng không tiến hành xử lý hoặc xử lý không đúng kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Năm 2020, trong tổng số 6.202 xã tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt nhưng chỉ có 3.236 xã có bãi rác tập trung trên địa bàn xã, chiếm 52,18% tổng số xã có thu gom rác thải sinh hoạt và chiếm 39,00% tổng số xã trên địa bàn nông thôn.
Trong tổng số xã có bãi rác thải sinh hoạt tập trung, 56,21% số xã xử lý thủ công bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp và 1,45% số xã không xử lý, còn lại chuyển đến nơi khác xử lý.
Theo Tổng cục Thống kê, việc thu gom, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn cũng có tình trạng tương tự. Năm 2020, cả nước có 4.799 xã và 43.250 thôn không có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 57,84% tổng số xã và 65,33% tổng số thôn khu vực nông thôn.
Tỷ lệ số xã và số thôn không có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung chiếm trong tổng số xã và số thôn trên địa bàn các xã vùng núi là 65,53% và 70,71%; các xã vùng cao là 85,80% và 88,81%; các xã hải đảo là 69,12% và 74,05%; các xã thuộc vùng khác là 40,99% và 48,25%.
Đáng chú ý là, phần lớn lượng nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh và nước thải sinh hoạt của dân cư trên địa bàn nông thôn xử lý không triệt để, thậm chí không xử lý, đổ thẳng ra kênh mương, sông suối gây ô nhiễm trên địa bàn rộng lớn.
Ngoài ra, khu vực nông thôn còn có nhiều loại chất thải khác gây ô nhiễm môi trường như: Chất thải khí, chất thải rắn, chất thải y tế, gia súc và gia cầm chết, đặc biệt là tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Tình trạng thải bỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay tại ruộng, hồ ao, kênh mương, sông suối khá phổ biến.
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2020, cả nước có 4.096 xã không có điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 49,37% tổng số xã khu vực nông thôn.
Tỷ lệ xã không có điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật so với tổng số xã trên địa bàn của các xã vùng núi là 49,03%; các xã vùng cao 76,07%; các xã hải đảo 80,88%; các xã thuộc vùng khác 36,36%.
Do sử dụng thuốc và thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định nên tỷ lệ đất nông nghiệp sản xuất hiệu quả và bền vững đánh giá theo tiêu chí sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất của hộ nông nghiệp năm 2020 chỉ có 32,34% đạt mức độ cao; 9,29% đạt mức độ trung bình và 57,74% không đạt.
Mai Chiến
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Có 2 nhóm giải pháp kỹ thuật để xử lý rơm rạ gồm xử lý rơm rạ tại ruộng và…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Ngày 04 tháng 3, tại Hà Nội cuộc thi ý tưởng xã hội Twenties’ Projects For Social Innovation 2023 chính…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…