15:04 15/04/23 Print

Hậu Giang: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP

Nhằm phát triển các sản phẩm đặc thù theo chuỗi giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, các địa phương trong tỉnh tiếp tục nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm OCOP.

null

Cơ sở sản xuất lạp xưởng của bà Lũy nỗ lực thực hiện sản phẩm OCOP 

Phát huy thế mạnh sản phẩm địa phương

Là một trong những người mạnh dạn đăng ký Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào năm 2021, Cơ sở sản xuất bánh kẹo Tân Mỹ của bà Trương Cẩm Ngoa, ở khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, hiện có 2 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao là bánh hạnh nhân và kẹo đậu phộng. Năm 2023, bà tiếp tục đăng ký sản phẩm bánh kẹp nước cốt dừa đạt chuẩn OCOP. Từ những kinh nghiệm có được trong quá trình xây dựng sản phẩm OCOP từ 2 năm trước nên lần này cơ sở của bà Ngoa đã có sự chủ động hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm như đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác...

Bà Ngoa cho biết: “Hai năm trước, lần đầu tiên tham gia Chương trình OCOP tôi còn lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục, hồ sơ, nhưng nhờ được Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ quan tâm, hỗ trợ, đến nay bản thân cũng đã có kinh nghiệm hơn trong việc làm hồ sơ sản phẩm của cơ sở lần này nên hiện giờ đã gần như đầy đủ. Tham gia Chương trình OCOP, ngoài hỗ trợ về mặt thủ tục, hồ sơ, các sản phẩm bánh của cơ sở tôi còn được hỗ trợ tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Hiện có 2 sản phẩm OCOP của gia đình được đưa lên sàn thương mại điện tử”.

5 năm nay, gia đình bà Hồng Thị Xiếu Lũy, ở khu vực 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, kinh doanh sản phẩm lạp xưởng thịt. Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh nên sản phẩm được nhiều người tin dùng. Riêng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão vừa qua, bà bán hơn 200kg lạp xưởng tươi với giá 220.000 đồng/kg. Với mong muốn mở rộng quy mô, bà đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Hiện các hồ sơ, thủ tục hoàn thành và chờ Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Long Mỹ đánh giá trong năm nay. Bà Lũy cho hay: “Khi đăng ký tham gia Chương trình OCOP, tôi được ngành chuyên môn hỗ trợ hoàn thành phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố. Tôi mong muốn sản phẩm lạp xưởng của gia đình được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh để tiếp tục tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và các thế hệ con, cháu có động lực để gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của gia đình”.

Ngay sau đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thị xã và cấp tỉnh hàng năm kết thúc, Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, xã, phường liên quan rà soát danh sách đăng ký các ý tưởng, sản phẩm tham gia chương trình và đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm tiếp theo để tập trung hỗ trợ các chủ thể hoàn thành thủ tục, hồ sơ tham gia chương trình. Trọng tâm là các yêu cầu bắt buộc như phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm, giới thiệu bộ máy tổ chức, giấy phép đăng ký kinh doanh, sản phẩm mẫu hay các yêu cầu tài liệu chứng minh bổ sung, như phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố, chứng nhận sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, câu chuyện sản phẩm, phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Hiện tại, thị xã Long Mỹ có 21 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 4 sản phẩm 4 sao.

Năm 2023, Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ làm tham mưu cho UBND thị xã Long Mỹ phát triển thêm 10 sản phẩm OCOP. Trong đó có ít nhất một sản phẩm đạt 4 sao. Năm 2022 vừa qua, Phòng Kinh tế đã hỗ trợ các chủ thể kinh phí gần 200 triệu đồng để đầu tư bao bì, nhãn mác, hộp, chai và chi phí kiểm nghiệm và đang hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đưa ra Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Long Mỹ vào  tháng 4 năm nay. Các chủ thể đăng ký thực hiện sản phẩm OCOP với các sản phẩm như: rượu nếp than, rượu áp - xanh, mật ong, lạp xưởng, bánh kẹp, mứt tắc… Trong đó, có chủ thể đã có sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận, tiếp tục đăng ký sản phẩm mới của đơn vị, cơ sở mình.

Bà Lý Lệ Hoa, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết thêm: Để đưa Chương trình OCOP trở thành hướng phát triển kinh tế xuyên suốt gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian tới thị xã Long Mỹ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độ, chính sách đến các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, hỗ trợ, giúp đỡ các chủ thể làm hồ sơ, thủ tục, hoàn thiện sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, góp phần đưa các hàng hóa có thế mạnh của địa phương tham gia phân hạng sản phẩm tại tỉnh. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các kênh phân phối, nhất là hệ thống cửa hàng OCOP, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và xuất khẩu sẽ được quan tâm hơn nữa.

Nhiều mục tiêu trong năm 2023

Theo Kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hậu Giang năm 2023 thì đối với sản phẩm huyện, thị xã, thành phố mỗi đơn vị cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 5 sản phẩm đạt 3-4 sao sản phẩm OCOP cấp huyện. Trong đó, có ít nhất 1 sản phẩm đạt 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đối với sản phẩm cấp tỉnh, công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tái công nhận đối với sản phẩm OCOP hết thời gian chứng nhận (36 tháng) trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện hồ sơ cho 3 sản phẩm OCOP đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia.

Theo Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, Văn phòng sẽ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; định kỳ, quý, 6 tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với Ban Chỉ đạo tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND thực hiện hiệu quả 6 chuyên đề thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố phát triển sản phẩm, tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tham mưu Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh kiểm tra hồ sơ sản phẩm OCOP cấp huyện và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tổ chức công bố sản phẩm đạt 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, tới đây sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến cho các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao. Rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP; thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Đến nay, tỉnh Hậu Giang đã đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho 175 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 68 sản phẩm hạng 4 sao (chiếm 38,85%) và 107 sản phẩm hạng 3 sao (chiếm 61,14%). Có 82 chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh; trong đó có 12 doanh nghiệp, 23 hợp tác xã, 47 cơ sở sản xuất hoặc hộ kinh doanh.

Theo Báo Hậu Giang Online

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Hậu Giang: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Người tiêu dùng quốc tế chú trọng cách thức sản xuất hàng hóa

Người tiêu dùng quốc tế chú trọng cách thức sản xuất hàng hóa

Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…

Hợp tác xã thích ứng xu hướng tiêu dùng xanh

Hợp tác xã thích ứng xu hướng tiêu dùng xanh

Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trồng trọt

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trồng trọt

Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…

Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững: Cần được trợ lực từ cơ quan quản lý

Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững: Cần được trợ lực từ cơ quan quản lý

Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…

Hồng Thái mùa Lê

Hồng Thái mùa Lê

Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…

Cần xây dựng một chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch nông thôn gắn liền với nông nghiệp bền vững

Cần xây dựng một chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch nông thôn gắn liền với nông nghiệp bền vững

Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…

Khẳng định thương hiệu sản phẩm chè Vân Hồ

Khẳng định thương hiệu sản phẩm chè Vân Hồ

Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…

Tập huấn kỹ thuật nuôi trùn quế

Tập huấn kỹ thuật nuôi trùn quế

Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…

Trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy ở Nghi Xuân

Trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy ở Nghi Xuân

Mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy ở thôn 8, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà…

Hải Dương tập trung nâng cao chất lượng cho vùng rau xuất khẩu

Hải Dương tập trung nâng cao chất lượng cho vùng rau xuất khẩu

Hải Dương tiếp tục duy trì và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tiêu…

Tin mới cập nhật

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu Việt Nam thâm nhập thị trường tỷ dân Ấn Độ

Thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu Việt Nam thâm nhập thị trường tỷ dân Ấn Độ

L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…

Cơ quan kiểm soát Nông nghiệp Hữu cơ của Sri Lanka ra mắt website: Bảo vệ uy tín sản phẩm Hữu cơ

Cơ quan kiểm soát Nông nghiệp Hữu cơ của Sri Lanka ra mắt website: Bảo vệ uy tín sản phẩm Hữu cơ

Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…

Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khu đô thị

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khu đô thị

Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…

Hoa Kỳ hỗ trợ các nhà sản xuất sữa hữu cơ, chuyển đổi hệ thống lương thực theo nhiều cách tích cực

Hoa Kỳ hỗ trợ các nhà sản xuất sữa hữu cơ, chuyển đổi hệ thống lương thực theo nhiều cách tích cực

Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…

Làm giàu từ việc trồng lúa thời 4.0

Làm giàu từ việc trồng lúa thời 4.0

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông Trịnh Viết Chiến…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin