PGS là gì, PGS ra đời trong hoàn cảnh nào…, để hiểu rõ hơn về cụm từ “PGS”, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Từ Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam (Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam).
Nông dân sản xuất rau hữu cơ. Ảnh: Tuyết Nhung
PGS chiếm trọn niềm tin người nông dân
Từ khi PGS Việt Nam được hình thành, đã giúp bà con nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất ra sao?
Sau gần 15 năm kể từ khi thành lập PGS vào tháng 12/2008, cùng sự ra đời của các chính sách hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ của Nhà nước từ năm 2017, đã kích thích sự xuất hiện của nhiều mô hình sản xuất hữu cơ nói chung và vận dụng phương pháp tiếp cận PGS nói riêng. Dù chưa được chính thức công nhận tại Việt Nam, PGS được Nhà nước khuyến khích đang lan tỏa bởi giá trị của nó dần được định hình thông qua các mô hình đang được vận dụng từ các cấp cơ sở.
PGS huy động các nguồn lực của xã hội, nâng cao năng lực và tính trách nhiệm của tập thể và cá nhân. Tham gia vào PGS, đã làm tăng nhận thức và năng lực của người sản xuất, người kinh doanh và các tổ chức địa phương trong quá trình cùng vận hành hệ thống, giải quyết khó khăn và cùng ra quyết định mang tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển của PGS.
PGS đã tập hợp nông dân sản xuất nhỏ tạo một mạng lưới cơ sở có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức sản xuất có kỷ luật và thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tận bàn ăn. PGS còn tạo môi trường cho nông dân sản xuất nhỏ tham gia các cuộc hội họp, sự kiện các chương trình đào tạo để học tập, giao lưu và chia sẻ kiến thức kinh nghiệm sản xuất với nhau. Qua đó, nông dân PGS tự chủ, tự tin thiết lập và cải thiện mối quan hệ của họ với cộng đồng và xã hội.
Hiện nay, PGS Việt Nam đã chiếm chọn niềm tin của người nông dân chưa, thưa bà?
Được gọi là hệ thống chứng nhận có sự tham gia cộng đồng, khác với chứng nhận độc lập của bên thứ ba, PGS mang trọng trách tìm kiếm và kết nối sản phẩm của nông dân ra thị trường và đảm bảo sản phẩm hữu cơ đáng tin cậy. Thị trường luôn là điểm mấu chốt để thúc đẩy sản xuất, vì thế việc tìm kiếm những nhân tố thương mại có quan điểm xã hội tốt để tham gia vào hệ thống, thiết lập chuỗi, hợp tác và hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm ra thị trường là điểm khác biệt lớn, đầy thách thức của PGS.
Sản xuất hữu cơ cần phải trải qua giai đoạn chuyển đổi đầy thách thức, trong khi loại trừ hóa chất để thiết lập lại trật tự tự nhiên của hệ sinh thái, năng suất sẽ bị sụt giảm trầm trọng, giá bán lại như sản phẩm an toàn khác khi chưa được phép gọi là sản phẩm hữu cơ. Đây chính là điểm khó khăn nhất khi thuyết phục nông dân tin tưởng PGS và sẵn sàng chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.
PGS được thiết lập cần sự khởi xướng của các dự án phát triển, kết nối của các nhà bán lẻ, các doanh nghiệp thương mại ngay từ ban đầu thiết lập chuỗi và cam kết cùng đồng hành hỗ trợ nông dân vừa tham gia giám sát đảm bảo chất lượng sản xuất, vừa chia sẻ với nông dân những lúc khó khăn bởi sự bất ổn của thời tiết và thị trường.
Hình thành PGS Quốc gia
Thời điểm hiện tại, trên bản đồ hình chữ S Việt Nam đã hình thành được bao nhiêu hệ thống PGS địa phương? Các PGS địa phương tập trung ở vùng miền nào, bà có thể nói rõ hơn?
Các PGS địa phương bắt tay tham gia dự án ESUP. Ảnh: Mai Chiến
Từ khi thành lập PGS đầu tiên vào tháng 12/2008, cùng sự ra đời các chính sách hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ của Nhà nước kể từ năm 2017, đã kích thích sự xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hữu cơ nói chung và vận dụng phương pháp tiếp cận PGS nói riêng. Dù chưa được chính thức công nhận tại Việt Nam, nhưng PGS đang lan tỏa bởi giá trị của nó dần được xác định rõ thông qua các mô hình đang được vận dụng PGS từ các cấp cơ sở.
PGS được các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương, vận dụng như công cụ quản lý trong chương trình phát triển cộng đồng, tạo sinh kế cho nông dân trong dự án của họ. Tính đến nay, đã có 17 PGS ở 13 tỉnh, thành; trong đó có 12 PGS tập trung ở khu vực miền Bắc. Tuy là một tín hiệu vui nhưng cũng đặt Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trước thách thức mới, nếu các PGS ra đời chỉ là một cái tên, sớm muộn sẽ hủy hoại uy tín của PGS.
Theo bà, việc thống nhất mạng lưới PGS địa phương thành PGS Quốc gia sẽ mang lại ý nghĩa gì?
Các bước đi tiếp theo của PGS nói riêng và nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nói chung đang dần được định hình một cách rõ ràng hơn. Trong một viễn cảnh đầy triển vọng, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã thành lập Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ có sự tham gia cộng đồng (COAC), ở đó PGS với tư cách hợp pháp của Trung tâm sẽ hoạt động như một bộ phận chức năng, vận hành giám sát và cấp chứng nhận đáp ứng những mong đợi không chỉ cho mỗi nông dân mà cả những trang trại tư nhân sản xuất hữu cơ quy mô nhỏ.
17 PGS ra đời ở 13 tỉnh, thành và đang có thêm các PGS được hình thành cần được liên kết lại thành một liên minh để hướng dẫn, hỗ trợ và thúc đẩy, đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc, giá trị cốt lõi của PGS. Dự án “Nâng cao năng lực cho nông dân qua thống nhất các PGS hữu cơ tại Việt Nam - ESUP” (2022 - 2024) đang cố gắng đưa ra giải pháp kết nối các PGS đạt chuẩn trong một liên minh PGS Việt Nam để thực hiện mục tiêu hỗ trợ các PGS hoạt động hiệu quả và minh bạch, mở rộng thị trường ra các địa phương khác, tạo động lực cho nông dân mở rộng sản xuất. ESUP với kết quả mong muốn không chỉ tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho nông dân sản xuất nhỏ, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng.
Để đảm bảo một PGS Quốc gia được phát triển và duy trì bền vững, chúng ta cần phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong liên minh các PGS ra sao, thưa bà?
Trong một tổ chức, để vận hành và quản lý tốt, cần xây dựng những quy định, quy chế để định hướng cách ứng xử và giải quyết vấn đề nảy sinh trong tổ chức. Các quy định sẽ cho biết các công việc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định chung đã được thống nhất của tổ chức và cao hơn là luật pháp quốc gia.
Quy định trong PGS được xây dựng có sự tham gia của 5 PGS tiên phong và các bên liên quan bao hàm các nội dung mang tính bao trùm hoặc những hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của một PGS hoặc của một mạng lưới liên minh các PGS.
Hiện liên minh PGS Việt Nam đã xây dựng quy chế hoạt động được thảo luận có sự tham gia của các PGS qua 3 kỳ họp. Bản quy định hoạt động của liên minh đưa ra các nguyên tắc chung, cơ cấu tổ chức, phân công nhân sự cùng các quy định cụ thể khác để các thành viên trong liên minh cùng thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng cùng phát triển.
(còn tiếp)
Mai Chiến
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Đó là tâm sự và cũng là quyết tâm của ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ nhiệm HTX gà đồi hữu…
Trong thời gian vừa qua nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ phát triển du lịch…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…