Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng với mục tiêu thúc đẩy, phát triển sản xuất cây dược liệu dưới tán rừng keo lai, một hướng đi hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
TS. Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS.
Hướng đi mới
TS. Lê Hoàng Thế là người khởi nghiệp thành công doanh nghiệp khoa học công nghệ với việc thành lập Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS với vai trò là Giám đốc, đồng thời ông cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt ở nước ngoài. Thực hành nông lâm nghiệp tuần hoàn được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao ý tưởng này và có thể là một cách tiếp cận trong đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng đang hướng đến.
Sau nhiều năm làm việc ở nước ngoài, TS. Lê Hoàng Thế trở về Việt Nam và lựa chọn trồng rừng với mục tiêu góp phần bảo vệ, phát triển rừng trồng bền vững trước khi khai thác.
“Tiềm năng dưới tán rừng trồng rất lớn nhưng lâu nay vẫn chưa khai thác được, việc trồng dược liệu dưới tán rừng là một trong những giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân”, TS. Lê Hoàng Thế chia sẻ.
TS. Lê Hoàng Thế cho rằng, nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp công nghiệp thực hành cày xới, đốt ruộng, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đã tác động tiêu cực đến môi trường. Những thực hành trong nông lâm nghiệp truyền thống và công nghiệp đã tạo ra một nhiệt lượng lớn lên bề mặt trái đất dẫn đến việc bốc hơi nước cùng các chất dinh dưỡng có trong đất, dẫn tới xói mòn và tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình sa mạc hóa.
Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS đã đi theo thực hành nông nghiệp tái sinh, canh tác cây keo lai, canh tác xen canh cây keo lai và trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng, canh tác rừng theo phương pháp nông nghiệp tái sinh kết hợp đầu tư chứng chỉ rừng FSC-FM.
Toàn bộ ý tưởng của thực hành nông nghiệp tái sinh là hút các-bon từ không khí vào đất, từ đó giúp cải thiện đất, chu trình nước và môi trường. Trong đó, chú trọng 6 nguyên tắc của nông nghiệp tái sinh là tối đa lớp phủ trên bề mặt của đất, giảm thiểu sự xáo trộn của đất, tối đa hóa dạng cây trồng, duy trì rễ sống quanh năm và tích hợp chăn nuôi.
Tăng nguồn lợi cho người dân
Năm 2011, trở về ĐBSCL triển khai mô hình rừng ở Cà Mau từ cải tạo đất rừng U Minh trong bối cảnh tỉnh Cà Mau chưa có tên trong bản đồ rừng Việt Nam. Nhưng TS. Lê Hoàng Thế đã bắt tay vào cải tạo đât rừng, trồng keo lai dưới tải trợ từ chương trình kinh tế xanh của Chính phủ Đan Mạch.
Cây keo lai thu hoạch sau 5 năm trồng, mang lại giá trị bình quân 150 triệu đồng/ha. Từ năm thứ 7 trở đi, cây keo lai khai thác được gỗ đường kính lớn cho nguồn thu cao hơn gấp 3 lần.
Trồng nấm linh chi dưới tán rừng ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).
“Việt Nam là đất nước đang phát triển dựa trên nền tảng nông nghiệp từ trước đó. Với những gì học tập được ở nước ngoài, tôi mong muốn đóng góp một phần mình cho sự phát triển đi lên của đất nước. Đối với việc lựa chọn trồng rừng, cộng đồng phát triển thì mình phát triển theo.
Hiện nay, chúng tôi đầu tư rừng trồng có diện tích hơn 1.200ha ở Cà Mau và đạt được nhiều chứng chỉ quốc tế đối với rừng bền vững. Rừng được cấp chứng chỉ FSC-FM. Muốn được cấp chứng chỉ này, rừng phải đạt 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí chuẩn mực quốc tế. Các đối tác nước ngoài có nhu cầu rất lớn và coi trọng nguồn gốc sản phẩm từ rừng nên chỉ khi liên kết cùng nhau, xây dựng các quy chuẩn trồng rừng và đảm bảo những yếu tố nêu trên thì cơ hội phát triển cũng rất lớn”, TS. Lê Hoàng Thế cho hay.
TS. Lê Hoàng Thế cho biết, với giải pháp trồng nấm linh chi dưới tán rừng keo lai theo cách truyền thống, trong thời gian 3 năm chờ rừng cho gỗ lớn, câu hỏi đặt ra là người dân lấy thu nhập từ đâu để giữ rừng. Đó chính là kết quả thu được từ việc canh tác rừng xen canh với trồng dược liệu dưới tán rừng.
Ngoài ra, việc trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đảm bảo cho người dân có thu nhập thêm tối thiểu từ 200 triệu đồng/ha mỗi năm. Trong đó, ưu điểm của canh tác rừng xen canh với trồng nấm linh chi đỏ dưới tán là trong khi rừng keo lai mất 5-7 năm mới có nguồn thu, trồng nấm linh đỏ dưới tán rừng mỗi năm thu 2 lần.
Từ năm thứ 7, khai thác gỗ cho lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời lợi nhuận thu được thừ trồng nấm linh chi đỏ giúp người dân tăng thêm khả năng giữ rừng được lâu hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn.
Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng chỉ rừng cũng mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế. Theo thống kê của Hội đồng Quản lý rừng, các sản phẩm có chứng chỉ FSC có giá trị kinh tế cao hơn từ 20-30% so với các sản phẩm cùng loại.
“Qua nhiều năm thử nghiệm cho thấy, việc phối hợp trồng cây keo lai cùng nấm linh chi đỏ bằng phương pháp trồng xen canh kết hợp đầu tư chứng chỉ rừng FSC-FM sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc thực hành nông nghiệp tái sinh. Cách làm này không chỉ tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận cho người dân mà còn được chứng minh là cách hiệu quả nhất để cải tạo đất và môi trường”, TS. Lê Hoàng Thế nhấn mạnh.
Hải Sơn
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nằm trong Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào…
Năng lượng được tạo ra từ khí mê-tan ở các bãi rác tại Canberra dự kiến sẽ cung cấp năng…
Toạ đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và…
Niên vụ năm 2023-2024, huyện Mai Sơn có trên 8.500 ha cà phê; trong đó, gần 6.200 ha cho thu…
Sáng 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II (Bộ…
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ khoa học-công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh, thông qua…
Gia đình Y Sum Kbuor chuẩn bị đi làm cỏ sắn và bắp, tôi quan sát cả hai vợ chồng…
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, công…
Ngày 7.1.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 04/KH-UBND về triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…