Quảng Ninh - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh xác định khoa học kĩ thuật sẽ giúp ngành Chăn nuôi gỡ nút thắt để phát triển mạnh mẽ.
Quảng Ninh đã và đang nỗ lực áp dụng khoa học kĩ thuật để phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp Quảng Ninh. Theo thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Ninh, đến hết năm 2021, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi toàn tỉnh tăng 7,6% so với năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt mức 56%.
Số lượng đàn chăn nuôi tại Quảng Ninh được thống kê như sau (tính đến hết năm 2021): Đàn trâu đạt 29.010 con (bằng 88% so với năm 2020); đàn bò 35.660 con (đạt 113% so với năm 2020); đàn lợn là 276.200 con (đạt 102,5% so với năm 2020); đàn gia cầm trên 4,2 triệu con (đạt 109% so với năm 2020).
Để đạt được sự tăng trưởng như vậy, Quảng Ninh đã và đang rất nỗ lực với nhiều biện pháp, trong đó việc ứng dụng khoa học kĩ thuật (KHKT) được coi là tiền để để phát triển ngành chăn nuôi nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã tích cực chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại; duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Nhờ đó, số lượng trang trại chăn nuôi ngày càng tăng. Nếu như năm 2017, toàn tỉnh chỉ có 214 trang trại chăn nuôi thì đến nay lên đến 240 trang trại. Nhiều mô hình chăn nuôi áp dụng VietGAP được cấp giấy chứng nhận.
Về mặt chủ trương, để phát triển ngành Chăn nuôi, Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Nổi bật là các chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và hỗ trợ đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ...
Hiện Quảng Ninh có nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi như: Công ty TNHH Phú Lâm, quy mô từ 10.000-12.000 con bò; Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, quy mô 38.000-45.000 con lợn, sản lượng 700 tấn/tháng; Công ty CP Nông nghiệp Tuấn Long, Công ty TNHH MTV Phát triển nông - lâm - ngư Quảng Ninh, quy mô 1.050 con lợn nái Móng Cái; Công ty CP Phát triển chăn nuôi và nông - lâm - ngư nghiệp Phúc Long, quy mô 5.000 con gà Tiên Yên bố mẹ; Công ty Minh Châu, quy mô 949 con lợn nái ngoại; Trại gà Tân An, quy mô 10.000 con gà đẻ trứng. Đặc biệt, để có được quy mô lớn như vậy và phát triển bền vững, các doanh nghiệp này đều coi việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất là ưu tiên hàng đầu.
Các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cũng đang rất nỗ lực để chuyển mình. Các huyện, xã thường xuyên tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn áp dụng các mô hình an toàn, vệ sinh, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc chấp hành thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi. Từ đó, lập hồ sơ để quản lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, trong thời gian tới Quảng Ninh sẽ đa dạng hóa các loài vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, tập trung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh. Đặc biệt, Quảng Ninh sẽ nỗ lực tăng hàm lượng khoa học, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Hà Dũng (t/h)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…
Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…
Ngày 23-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo Các giải…
Hải Dương hiện nay có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với…
Ngoài giải quyết được bài toán giúp nông dân quản lý trang trại 4.0, anh Tuấn mong muốn sẽ phát…
Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm…
Sáng 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa…
Sáng nay 17/11, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông…
Để tạo sự chuyển biến trong sản xuất, chăn nuôi, khai thác và phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng,…
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, có hơn 710 mã số vùng trồng đã bị thu…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…