07:10 12/10/22 Print

“Kiểu gì tôi cũng nuôi một lứa gà cùng cô giáo” (bài 2)

Được mục sở thị tại 3 hộ chăn nuôi tham gia Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm”, các học viên đều cảm thấy thích thú và nhiều người tuyên bố luôn sẽ nuôi gà theo cách này.

Lớp tập huấn chụp ảnh kỉ niệm tại các hộ tham gia mô hình thuộc HTX Yên Hòa Phú

Sau bữa trưa vui vẻ, đầm ấm, “cô giáo” Mai Lan Hương cùng các học viên đã đến thực hành tại 3 hộ tham gia Dự án thuộc HTX Yên Hoà Phú, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai.

Tại đây, các học viên đã được mắt thấy, tai nghe cách bố trí chuồng trại, cũng như một số kỹ thuật chăn nuôi khác nằm trong Dự án.

Các học viên đều cảm thấy thích thú với việc gà được nuôi theo kiểu bán chăn thả theo diện tích quy định, giúp gà  được vận động, phát triển đồng đều nên thịt sẽ thơm, ngon hơn.

Một trong những ưu điểm của mô hình được các học viên hết lời khen ngợi đó là đệm lót sinh học được sử dụng giúp chuồng trại không có mùi hôi, khô ráo. Ưu điểm này vừa giúp giảm công lao động, vừa không ô nhiễm môi trường bởi phân gà. Thậm chí nếu muốn sau khi xuất chuồng, đệm lót có thể bán giống như phân vi sinh với giá khoảng 4 nghìn đồng/kg.

Các học viên rất thích thú với việc chuồng gà khô ráo, không có mùi hôi do sử dụng đệm lót sinh học

Cách làm đệm lót sinh học cũng rất dễ. Chỉ cần mùn cưa, rơm rạ, than, lõi cây ngô, vỏ bào hoặc các lá cây… khô, phay nhỏ trộn với chế phẩm sinh học theo tỉ lệ quy định.

Các học viên được hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học theo đúng quy trình để đảm bảo chuồng trại khô ráo, không có mùi

Video các học viên được thực hành cách trộn tạo ra đệm lót sinh học khá đơn giản

Một vấn đề nữa được các học viên quan tâm đó là chế phẩm sinh học được trộn vào thức ăn cho gà được làm như thế nào? Ông Lê Đình Thành, người đã có kinh nghiệm trong việc này đã trình diễn cách trộn thức ăn với chế phẩm sinh học một cách nhanh nhẹn, bài bản.

Thạc sỹ Mai Lan Hương còn cho học viên nếm thử chế phẩm sinh học được dùng để trộn với thức ăn cho gà để chứng minh sự an toàn, đồng thời được học viên công nhận chế phẩm dễ nếm và không có mùi.

Thạc sỹ Mai Lan Hương và ông Lê Đình Thành hướng dẫn các học viên cách trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn cho gà

Thạc sỹ Mai Lan Hương và ông Lê Đình Thành hướng dẫn bà con cách trộn chế phẩm sinh học với thức ăn cho gà

Sau những trải nghiệm cùng 3 hộ tham gia Dự án, các học viên tham gia lớp tập huấn đều gật gù ghi nhận những ưu điểm của mô hình.

Ông Lục (56 tuổi, người xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn) cho biết, với nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi, ông rất ấn tượng với mô hình nuôi gà vừa được học và tham quan, thực hành.

Đặc biệt, ông Lục kết luận một cách xanh rờn: “Kiểu gì tôi cũng nuôi một lứa gà cùng cô giáo” khiến cả lớp cười ồ.

Ông Nguyễn Văn Nhớ, người xã Đông Yên, Quốc Oai hiện đang nuôi hàng vạn con gà cho biết, ông rất thích thú với mô hình nuôi gà của HTX Yên Hoà Phú vì có nhiều ưu điểm. Ông Nhớ tiết lộ, tạm thời ông sẽ nuôi thí điểm một lượng gà vừa phải tại trang trại của mình theo mô hình vừa được trải nghiệm, nếu hiệu quả việc nhân rộng là đương nhiên.

Đàn gà trong các mô hình nuôi gà theo Dự án rất đồng đều, khỏe mạnh

Tuy vậy, không phải là không có những ý kiến lo lắng. Chị Vũ Thị Hân (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) cho biết, nếu đem giống gà đen H’Mong về nuôi liệu có “hợp đất, hợp nước”? Ngoài ra, thương lái ở Sóc Sơn chỉ thu mua các giống gà ri, gà mía, gà ác lai… chứ không thu mua gà đen H’Mong. Vì thế liệu áp dụng mô hình này có khả thi?

Để xua tan lo lắng của chị Hân, thạc sỹ Mai Lan Hương khẳng định, mô hình “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” không nhất thiết là phải nuôi giống gà đen H’Mong, vì có thể nuôi bất cứ giống gà nào phù hợp với địa phương.

Thạc sỹ Mai Lan Hương giải thích thêm, mục tiêu của Dự án là giảm lượng thức ăn (gà hấp thụ thức ăn tốt hơn nhờ chế phẩm sinh học); chuồng gà sạch sẽ, khô thoáng nhờ đệm lót sinh học nên đỡ công lao động; chất lượng thịt gà ngon hơn nhờ nuôi bán chăn thả cùng môi trường trong lành… nên sẽ giảm được giá thành đầu vào, trong khi giá đầu ra tăng vì thịt thơm ngon hơn, qua đó đảm bảo được sinh kế cho bà con.

Buổi tập huấn kết thúc trong rộn ràng tiếng cười. Rất nhiều học viên hẹn “cô giáo” Mai Lan Hương sớm tái ngộ để được hỗ trợ về kỹ thuật. Đây chính là thành công lớn nhất thạc sỹ Mai Lan Hương và các cộng sự tại Trung tâm Bio-TCORTS với mục đích cao cả là giúp bà con sản xuất hiệu quả, nâng chất lượng cuộc sống, đồng thời bảo vệ môi trường, sinh thái…

Hà Dũng

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá “Kiểu gì tôi cũng nuôi một lứa gà cùng cô giáo” (bài 2)

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu sữa Hữu cơ trẻ em số 1 thế giới HiPP quyết tâm chinh phục thị trường Trung Quốc

Thương hiệu sữa Hữu cơ trẻ em số 1 thế giới HiPP quyết tâm chinh phục thị trường Trung Quốc

Với lịch sử 125 năm thành lập và thực hành Nông nghiệp Hữu cơ từ những năm 1950, sữa công…

Giải thưởng Vẻ đẹp Tự nhiên châu Âu: Kim chỉ nam cho người tiêu dùng mỹ phẩm

Giải thưởng Vẻ đẹp Tự nhiên châu Âu: Kim chỉ nam cho người tiêu dùng mỹ phẩm

Giải thưởng Vẻ đẹp Tự nhiên châu Âu (ENBA) mang đến một quan điểm mới và thể hiện trải nghiệm…

Bánh lọc OCOP

Bánh lọc OCOP

Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…

Gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc thu hút khách tham quan tại sự kiện FHH 2023

Gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc thu hút khách tham quan tại sự kiện FHH 2023

Dự triển lãm Food & Hotel Hanoi 2023, gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc đã…

Tuần lễ Hữu cơ Ý tại Hà Nội: Cơ hội trải nghiệm cùng các sản phẩm Hữu cơ châu Âu

Tuần lễ Hữu cơ Ý tại Hà Nội: Cơ hội trải nghiệm cùng các sản phẩm Hữu cơ châu Âu

Tuần lễ hữu cơ Ý tại Hà Nội “ Italy Organic week in Viet Nam” sẽ diễn ra từ ngày…

Sâm bố chính hữu cơ trên vùng đất Tân Phú

Sâm bố chính hữu cơ trên vùng đất Tân Phú

Là giống sâm quý của Việt Nam nên từ thời xưa người dân đã tôn vinh sâm bố chính và…

Ngôi sao bóng rổ NBA trở thành Đại sứ thương hiệu cho nước tăng lực hữu cơ hàng đầu Canada

Ngôi sao bóng rổ NBA trở thành Đại sứ thương hiệu cho nước tăng lực hữu cơ hàng đầu Canada

Cầu thủ Gradey Dick của CLB Toronto Raptors tại giải bóng rổ NBA nước Mỹ đã được lựa chọn để…

Nhộng ong- đặc sản siêu bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nếu chế biến sai cách

Nhộng ong- đặc sản siêu bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nếu chế biến sai cách

Nhộng ong được coi là "thần dược" do có hàm lượng calo cao, giàu các loại vitamin... Tuy nhiên, nhộng…

Cần sớm xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Cần sớm xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên phức tạp do ong sản xuất từ mật hoa hoặc cây và…

Tin mới cập nhật

Ireland: Nhiều nông dân dự kiến chuyển sang sản xuất Hữu cơ

Ireland: Nhiều nông dân dự kiến chuyển sang sản xuất Hữu cơ

Ireland hiện có hơn 5.000 nông dân hữu cơ với khoảng 225.000ha đất canh tác hữu cơ, chiếm 5% tổng…

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM hữu cơ quốc tế (Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế) đã đưa ra một…

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ khu vực Bắc Mỹ sau khi trải qua một thời gian ngắn tăng trưởng…

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong