Sản xuất hữu cơ là hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Tuy nhiên, để thành công với nông nghiệp hữu cơ, các nông trại đã phải rất kiên trì, vượt qua hàng loạt khó khăn, gian nan.
Hiện nay diện tích nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đạt 170.000 ha
Hiệu quả từ những mô hình thực tiễn
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, ngành nông nghiệp phải đi theo xu thế kinh tế tuần hoàn, từ đó tận dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm ở nông thôn thông qua sự sáng tạo và phát triển các sản phẩm mới. Đây chính là minh chứng về việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với thế giới để phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: kinh tế -xã hội - môi trường.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học theo hướng kinh tế tuần hoàn. Tại các mô hình này, phần lớn lượng phế phụ phẩm của cây trồng, vật nuôi được tận dụng để tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nấm, ủ phân hữu cơ, ủ gốc giữ ẩm… ngoài ra, một phần cỏ dại cũng được tái sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp khác, qua đó giúp gia tăng hiệu quả kinh tế.
Mô hình “Chăn nuôi bò - trồng cây ăn quả - cây dược liệu” ở Hà Nam được nhiều hộ chăn nuôi bò sữa, bò thịt áp dụng thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích gần 30ha vận hành theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín, trang trại của anh Đặng Xuân Nam (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân) đang vận dụng sáng tạo nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn giúp thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chất thải của hơn 30 con bò sữa, thân cây sau thu hoạch, bã ép tinh dầu… được đưa vào ngâm ủ làm phân bón để trồng húng quế, ngô, cỏ voi. Khi được thu hoạch những cây trồng này quay trở lại thành thức ăn chính cho đàn bò. Anh Nam đánh giá, từ khi áp dụng mô hình, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 40% chi phí mua phân bón cho sản xuất và xử lý gần như triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Tại Nam Định, từ năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Thực hiện mô hình, các trang trại chăn nuôi được hướng dẫn xây dựng hệ thống chuồng khép kín, trang bị quạt thông gió, cấp nước uống tự động, gắn camera giám sát, nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học với nguyên liệu chủ yếu là trấu trộn chế phẩm sinh học.
Thức ăn cho gia súc, gia cầm được phối trộn các chủng vi sinh để bảo đảm chất thải hạn chế mùi hôi khi thải ra môi trường. Sau khi xuất bán, toàn bộ nền đệm lót sinh học sẽ được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho rau màu.
Trong nuôi trồng thủy sản, một số trang trại nuôi tôm ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu đã ứng dụng công nghệ Biofloc để nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn. Công nghệ này là phức hợp đa dạng của vi khuẩn, tảo, mùn xác hữu cơ động vật phù du, phân thải của tôm, thức ăn dư thừa… dưới tác động của môi trường nước trong ao trở thành thức ăn giàu độ đạm cho tôm.
Tại các ao nuôi theo công nghệ Biofloc, tôm có thể nuôi với mật độ cao, sức đề kháng tốt hơn, tốn ít thức ăn, người nuôi tăng thêm thu nhập ít nhất 15% so với phương pháp thông thường, lại không ô nhiễm nguồn nước.
Hoàn thiện chính sách pháp luật
Hiện nay diện tích nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đạt 170.000 ha, tăng 100.000 ha so với trước khi có Nghị định 109; số lượng doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tăng nhiều so với trước đây; trong 53 tỉnh, thành có nông nghiệp hữu cơ thì 23 tỉnh, thành đã ban hành chính sách khuyến khích nông nghiệp hữu cơ.
Tuy nhiên, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xác định nông nghiệp hữu cơ thuộc phân khúc cao cấp, không phải sản xuất đại trà do những yêu cầu khắt khe. Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đưa diện tích nhóm đất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 2,5% - 3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.
Thực tế, tại nhiều địa phương, người dân vẫn lạm dụng phân bón hóa học, chưa có ý thức tái sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Nhận thức về lợi ích của việc chăn nuôi an toàn, tuần hoàn của một bộ phận nông dân còn hạn chế; tâm lý ngại thay đổi thói quen chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ vẫn tồn tại, gây cản trở cho quá trình sản xuất quy mô lớn, tập trung.
Do đó, nhiều ý kiến của các lãnh đạo địa phương cho rằng, phát triển kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn hiện nay cần xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất, trong đó, phân định rõ vai trò từng thành tố, tiến tới chuyên môn hóa, hệ thống hóa, gắn chặt với ứng dụng các tiến bộ khoa học.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền về mô hình nông nghiệp tuần hoàn để người dân hiểu được vai trò, lợi ích mà mô hình này mang lại. Trên hết, nông dân dám mạnh dạn tìm hiểu, thay đổi tư duy và sẵn sàng đầu tư thì sẽ mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng.
Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về thực hiện kinh tế tuần hoàn nói chung và nông nghiệp tuần hoàn nói riêng
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nông nghiệp, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về thực hiện kinh tế tuần hoàn nói chung và nông nghiệp tuần hoàn nói riêng. Trong đó, cần thiết ban hành chiến lược/kế hoạch riêng về kinh tế tuần hoàn quốc gia để các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn riêng cho lĩnh vực và địa phương của mình.
Xây dựng cơ chế khuyến khích và thúc đẩy thực hiện nông nghiệp tuần hoàn; xây dựng quy chế tài chính hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp tham gia nông nghiệp tuần hoàn. Vì một nền nông nghiệp tuần hoàn, tích hợp đa giá trị, phát triển bền vững.
Trà Diễm (T/h)
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật các quy định xung quanh nhóm sản phẩm hữu cơ…
Lào Cai – Nhờ trồng cây quế hữu cơ đã giúp bà con thiểu số ở xã Nậm Lúc, huyện…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Các chủ trương, chính sách để phát triển phân bón hữu cơ đã được xây dựng ngay từ giai đoạn…
(Hà Tĩnh) Nhờ chuyển đổi đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phong trào sản xuất nông nghiệp sạch, nông…
Theo Sở NN-PTNN tỉnh Đắk Nông, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa hình thành các vùng sản xuất nông…
Dù không có lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng đến nay Đồng Nai đã có 2 loại…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Bắc Kạn - Mô hình xây dựng, cải tạo hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi, sử dụng ủ phân…
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…