Tỉnh Lạng Sơn có hơn 16 nghìn ha cây ăn quả được trồng khắp các huyện, thành phố, tập trung nhiều ở các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Lãng, trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân phát triển kinh tế. Trong đó, diện tích cây na trên 4 nghìn ha; cây quýt gần 2 nghìn ha; cây nhãn hơn 1 nghìn ha…
Hiện nay, các nhà vườn đang tích cực bắt tay vào việc chăm sóc, tưới bón cho vườn cây ăn quả nhằm hướng tới mùa vụ đạt năng suất, chất lượng cao.
Nông dân chăm sóc hồng sau thu hoạch
Còn tại huyện Văn Lãng có 4 trên nghìn ha cây ăn quả các loại như: hồng vành khuyên, cây có múi, chuối… tập trung tại các xã: Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Tân Mỹ, Thanh Long. Trong đó, riêng hồng vành khuyên có hơn 1 nghìn ha, năm 2021, sản lượng đạt 6.000 tấn, giá trị đạt trên 96 tỷ đồng. Thời điểm này, bà con trên địa bàn đã thu hái hết quả, bước vào giai đoạn tích cực chăm sóc.
Vụ hồng Tết vừa qua, gia đình ông Hoàng Văn Hưng, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng xuất bán ra thị trường 10 tấn quả. Phần lớn hồng được thương lái đặt mua tại vườn, giá cả ổn định nên trừ chi phí, hơn 2ha hồng cũng mang về hàng trăm triệu đồng tiền lãi. Để vườn cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao vụ quả tiếp theo, ông tập trung cắt tỉa cành, vun xới đất xung quanh gốc và bón phân.
Trồng cây có múi đang mở ra hướng đi mới cho người dân
"Sau 1 năm tập trung cho ra hoa, quả, nuôi quả và thu hoạch thì đây là thời điểm quan trọng chăm sóc để cây hồng hồi phục. Việc chăm sóc sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng hồng. Do đó, ngoài tỉa cành, tạo tán thì tập trung làm cỏ, xới gốc để rễ phát triển, bón phân để cây sinh trưởng tốt. Để kịp xong hơn 2ha gốc hồng trước khi cây ra hoa, tạo quả, gia đình tôi phải huy động thêm người làm", ông Hưng cho hay.
"Vào thời điểm này, bà con đang tỉa cành, tạo tán, bón phân để nâng cao năng suất, chất lượng vụ sau. Hiện nay, phòng đã cử cán bộ chuyên môn phụ trách bám nắm cơ sở để kịp thời hỗ trợ người dân về kỹ thuật chuyên môn trong chăm sóc cây ăn quả sau thu hoạch.
Thời gian tới, phòng dự kiến phối hợp với UBND các xã tổ chức tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, phòng trừ bệnh hại nhằm tăng năng suất cây trồng", ông Đinh Long Xuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng cho biết.
Cây hồng tuổi thọ gần trăm năm, cho thu hoạch cả trăm kilogam mỗi mùa.
Gia đình ông Phan Tiến Dũng, người dân làm vườn ở Chi Lăng có hơn 3ha bưởi, trung bình mỗi năm, vườn bưởi cho thu hoạch trên 20 tấn quả. Theo chu kỳ, đến cuối tháng 12 âm lịch, bưởi thu hoạch xong, ông bắt đầu cắt tỉa cành, tạo tán, cuốc xới cỏ và phun thuốc phòng trừ bệnh.
Theo lời ông Dũng, sau khi cuốc xới được khoảng 15 ngày, thì bắt đầu bón lón phân, đối với cây từ 5 - 7 tuổi, mỗi cây khoảng 3 kg và phun thuốc trừ bệnh cho cây trước khi hoa nở rộ vào tháng 2 âm lịch. Thời điểm này, bưởi đang ra hoa, bà con tranh thủ thụ phấn và theo dõi để kịp thời phòng trừ các loại sâu bệnh.
Vụ hồng Tết vừa qua nhiều nông dân ở Lạng Sơn thắng lợi lớn
Được biết, huyện Chi Lăng hiện có trên 4 nghìn ha cây ăn quả. Trong đó, một số cây chủ lực như: na trên 2 nghìn ha, sản lượng đạt 19.000 tấn, giá trị đạt 750 tỷ đồng, mang lại thu nhập ổn định cho 3.500 hộ; cây có múi 535 ha, sản lượng trên 2.300 tấn, giá trị đạt trên 50 tỷ đồng….
Ngay sau khi thu hoạch, các hộ dân trồng cây ăn quả đã chủ động cắt tỉa cành, dọn vườn để hạn chế sâu bệnh. Đồng thời, ra xuân, người dân đẩy mạnh bón phân theo đúng liều lượng, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nhờ đó, các vườn cây ăn quả phát triển tốt, đảm bảo cho mùa vụ sắp tới.
Vườn bưởi Diễn trồng theo hướng công nghệ cao giúp người dân xóa nghèo (Ảnh minh họa)
Theo bà Nguyễn Thị Huế, Phó trưởng Phòng Trồng trọt, Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chia sẻ, sau thời kỳ mang quả, cây thường bị suy yếu cần được chăm sóc đúng cách để cây mau hồi phục, chuẩn bị cho vụ tiếp theo đạt kết quả tốt.
"Ngoài ra, bà con cần chú ý tiến hành cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, cành vượt; làm sạch cỏ quanh gốc để hạn chế việc cạnh tranh nước và mất dinh dưỡng, tiến hành quét vôi vùng thân gốc cây để hạn chế sâu bệnh hại, chủ động tưới nước cho vườn cây khi khô hạn. Đồng thời, tăng cường vun xới đất, bón phân cân đối, bón bổ sung phân chuồng để cải tạo đất và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây, bà Huế thông tin", bà Huế thông tin.
Sông Thao
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển mạnh mẽ, nhưng để tăng hiệu quả của chương…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…