12:03 24/03/22 Print

Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau

Tình trạng thiếu, thừa, trồng, chặt cây ăn quả vì một số lý do như giá bán thấp, đầu ra eo hẹp,… không còn xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, giải pháp nào để tình trạng này không còn tái diễn thường xuyên vẫn là bài toán chưa có hồi kết.

Người dân Bình Thuận phá bỏ vườn thanh long vì giá bán thấp... Ảnh: Việt Quốc

Thời điểm này, khu vực phía Nam đang vào vụ thu hoạch cây ăn quả. Trong đó, có quả thanh long - một loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang được trồng nhiều ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang…

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), nếu như năm 2015, giá trị xuất khẩu thanh long Việt Nam mới chỉ đạt 483 triệu USD thì đến năm 2020 đã đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi. Chính sức hấp dẫn của thanh long đã thúc đẩy việc mở rộng diện tích, tăng rất nhanh về sản lượng để phục vụ xuất khẩu.

Cũng vì lý do đó, mà nhiều địa phương xuất hiện tình trạng diện tích canh tác cây thanh long tăng lên một cách chóng mặt, phá vỡ quy hoạch, nguồn cung vượt cầu.

Bên cạnh đó, nhiều nông dân chạy theo thị trường, quan tâm số lượng mà bỏ qua chất lượng; không áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất; không canh tác theo hướng sạch, an toàn,… do đó chất lượng quả thanh long kém, thị trường tiêu thụ eo hẹp, giá bán thấp.

Bởi vậy, tình trạng thiếu, thừa, trồng, chặt đối với cây thanh long nói riêng và cây ăn quả nói chung xảy ra là điều hiển nhiên, không còn xa lạ với chúng ta.

Để giải quyết tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, bà con phải thay đổi tư duy sản xuất để rời xa xuất khẩu tiểu ngạch, hướng tới xuất khẩu chính ngạch, mở rộng thị trường lớn khác và không nên trông chờ nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bà con nông dân nên xóa bỏ tư duy “mạnh ai nấy làm”, cần hợp tác với nhau, “bắt tay” với doanh nghiệp để tạo thành liên kết chuỗi, nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra, các địa phương trồng thanh long phải quản lý chặt quy mô, diện tích sản xuất để không bị “vỡ trận” nguồn cung…

Thực tế, những giải pháp đã nêu ở trên chỉ là những giải pháp ban đầu. Nhiều chuyên gia gợi ý, cần có “cuộc cách mạng” tổ chức sản xuất cho thanh long nói riêng và cây ăn quả nói chung để không rơi vào điệp khúc “được mùa mất giá”.

Với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, cây thanh long được tỉnh Bình Thuận xác định là cây lợi thế và đặc sản của địa phương. Tỉnh này, được coi là 1 trong những “vựa” thanh long lớn nhất nhì cả nước. Theo thống kê, hiện tại tỉnh Bình Thuận có hơn 30.000 hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 70.000 - 80.000 lao động.

Với 1 ha trồng thanh long, tổng doanh thu từ 350 - 400 triệu đồng/năm, nông dân lợi nhuận bình quân khoảng 150 - 170 triệu đồng. Vì vậy, cây thanh long đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận.

Tính đến cuối năm 2021, diện tích thanh long của tỉnh này đạt 33.750 ha (chủ yếu là thanh long ruột trắng), sản lượng thanh long đạt 700.000 tấn. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, vì một số lý do mà người dân đang “chặt bỏ” thành quả lao động của chính mình.

Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin, nhiều nhà vườn ở Bình Thuận đang chặt bỏ thanh long do giá thu mua loại nông sản này bấp bênh, họ liên tiếp thua lỗ nặng. Chưa rõ, diện tích phá bỏ là bao nhiêu, song đây là vấn đề cần sự vào cuộc nhanh chóng của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp của tỉnh này.

Tự tay chặt vườn thanh long do chính mình trồng ra, nhiều nhà vườn ở Bình Thuận không khỏi xót xa. Chia sẻ với báo chí, anh Nguyễn Thế Anh (xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) rầu rĩ, ba lứa chong đèn liên tiếp vừa qua của gia đình, lứa nào cũng bị rớt giá thê thảm, chỉ bán được vài nghìn đồng/kg. Tiền bán thanh long không đủ trả tiền điện chong đèn, tiền phân thuốc và công chăm sóc. Mỗi lứa đầu tư lỗ đến mấy chục triệu đồng.

Do đó, gia đình anh có thuê xe cơ giới cùng hai nhân công bắt đầu nhổ bỏ hơn 3.000 gốc thanh long mặc dù dây thanh long trên các trụ trong vườn đang xanh mướt, cho sai quả.

"Với tình hình như hiện nay, tiếp tục làm sẽ tiếp tục lỗ, nên tôi quyết định chặt bỏ thanh long chuyển qua trồng mít và mãng cầu, không còn chọn lựa nào khác", anh Thế Anh buồn bã.

Là người trực tiếp đi nhổ trụ thuê cho các nhà vườn, ông Trần Phi Dũng bảo, nhiều nông dân trong vùng đã và đang nhổ bỏ thanh long do giá cả bấp bênh. Khoảng 20 ngày trở lại đây, rất nhiều vườn ở khu vực Hàm Thạnh - Hàm Cần đã thuê xe của nhà ông để đi nhổ trụ.

Với 2 chiếc xe nhổ trụ thanh long, trung bình mỗi ngày một xe nhổ được khoảng 250 trụ. Giá thuê nhổ 20.000 đồng mỗi trụ bỏ tại chỗ, nếu dọn sạch thanh long trong vườn mỗi trụ 30.000 đồng. "Cây thanh long đầu tư chi phí rất lớn, nay nhổ bỏ, nông dân phải mất thêm khoản chi phí nữa", ông Dũng nói.

Trước đó, vào cuối tháng 2/2022, tại Bình Thuận, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chủ trì hội nghị về tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, để phát triển bền vững, các địa phương cần phải tổ chức lại sản xuất thanh long bắt đầu từ cấp xã, theo hướng hiểu rõ về sản xuất đến nắm rõ nhu cầu thị trường, đối tác và đối tượng cạnh tranh.

Theo Bộ trưởng Hoan, lâu nay, ngành nông nghiệp làm chủ được sản xuất, nhưng thị trường thì không, nên cần phải chuyển từ tiếp cận một đầu sau tiếp cận hai đầu, cả sản xuất lẫn thị trường.

Theo Bộ trưởng Hoan, mỗi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng nếu không thay đổi sẽ càng khó khăn hơn nữa, trong bối cảnh các nước xung quanh đã trồng thanh long rất nhiều.

Do đó, Bộ trưởng giao Cục Trồng trọt cần nghiên cứu, phân tích kỹ về thị trường. Các địa phương phải có trách nhiệm kiểm soát, nắm bắt cụ thể bao nhiêu bà con sản xuất thanh long, bao nhiêu vựa thu mua… Từ đó có phương hướng đưa nông dân vào hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, đưa các vựa vào tổ chức.

Bộ trưởng Hoan nhắc lại câu "buôn có bạn, bán có phường”, bởi tư duy chúng ta còn mang tính mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy biết. Do đó ông cho rằng, các địa phương cần cuộc cách mạng tổ chức lại sản xuất ngay từ cấp xã, không để phát triển sản xuất theo kiểu tự phát.

Cùng với đó, nghiên cứu để giảm chi phí đầu vào, giảm rủi ro khi sản phẩm rớt giá, cũng như chuyển từ xuất khẩu thanh long tiểu ngạch sang chính ngạch. Bởi vì đây là xu hướng của các nước để kiểm soát về dịch bệnh, thuế…

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Mai Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Những thanh niên nông thôn xuất sắc luôn yêu và trăn trở với nền nông nghiệp Việt Nam

Những thanh niên nông thôn xuất sắc luôn yêu và trăn trở với nền nông nghiệp Việt Nam

Các bạn trẻ tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh nông sản ở nhiều lĩnh vực, cùng giúp nông dân…

Nông dân ‘khóc ròng’ khi doanh nghiệp không thu mua lúa như đã cam kết

Nông dân ‘khóc ròng’ khi doanh nghiệp không thu mua lúa như đã cam kết

Những ngày qua, nông dân vùng lúa – tôm chất lượng cao huyện Thới Bình rất lo âu trước tình…

Đắk Nông: Xử lý, dẹp nạn buôn bán vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng

Đắk Nông: Xử lý, dẹp nạn buôn bán vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, qua kết quả thanh tra cho thấy, trên…

Nhẹ dạ cả tin, cô gái Hà Nội mất 200 triệu đồng vì trò chơi

Nhẹ dạ cả tin, cô gái Hà Nội mất 200 triệu đồng vì trò chơi "đầu tư tiền tệ"

Quen trên mạng, tỉ tê chuyện trò, chia sẻ mọi việc trong cuộc sống, dần lấy lòng những người phụ…

Điện lực Lộc Hà đồng hành với địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội vì cộng đồng

Điện lực Lộc Hà đồng hành với địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội vì cộng đồng

Bằng trái tim, trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái, hướng đến cộng đồng, những năm qua, Điện lực…

1 tổ chức bị thu hồi chứng nhận USDA do vi phạm

1 tổ chức bị thu hồi chứng nhận USDA do vi phạm

Hiện tại, Việt Nam đã có tất cả 269 cá nhân và tổ chức có chứng nhận USDA. Trong đó,…

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Chiều 3/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Họp báo thường kỳ ngành nông nghiệp.

Phản hồi thông tin người dân bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy sau khi sử dụng TPCN BLCare Max

Phản hồi thông tin người dân bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy sau khi sử dụng TPCN BLCare Max

Công ty Nghĩa Bình có phản hồi về thông tin phản ảnh của người dân sau khi sử dụng thực…

Thái Nguyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, san ủi đồi núi trái phép

Thái Nguyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, san ủi đồi núi trái phép

UBND tỉnh Thái Nguyên đã có công văn chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý triệt…

Thái Nguyên thu hồi chủ trương đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Hồ Núi Cốc của CTCP Flamingo Holding Group

Thái Nguyên thu hồi chủ trương đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Hồ Núi Cốc của CTCP Flamingo Holding Group

Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc của CTCP Flamingo Holding Group với tổng mức…

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…