Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành nông nghiệp đã chủ động, tích cực, sáng tạo, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt “mục tiêu kép”.
Theo Bộ NN-PTNT, tháng 11 và 11 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát; nhưng giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất vẫn cao; thị trường quốc tế diễn biến phức tạp bởi tác động của xung đột Nga - Ucraina, chính sách của một số nước bảo vệ sản xuất trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Trước diễn biến đó, ngành đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định phát triển sản xuất, ứng phó với biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh; tăng cường đàm phán mở cửa thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ. Nhờ vậy, sản xuất nông lâm thủy sản đạt nhiều kết quả khả quan.
Toàn ngành phát triển ổn định
Ngành nông nghiệp tiếp tục đạt mục tiêu kép. Ảnh: Mai Chiến
Về trồng trọt, trong tháng 11, các địa phương phía Bắc tập trung vào thu hoạch lúa Mùa, gieo trồng các loại cây màu vụ đông; các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hoạch lúa Thu Đông ở và gieo trồng vụ Đông Xuân.
Đến nay, cả nước gieo trồng 974.000 ha ngô, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước; 105,9 nghìn ha khoai lang, giảm 6,2%; 174.000 ha lạc, giảm 1,4%; 37,4 nghìn ha đậu tương, giảm 6,2%; 1,23 triệu ha rau các loại, tăng 1,6%.
Về chăn nuôi, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Giá thịt lợn hơi biến động giảm so với tháng trước. Giá thành chăn nuôi hiện vẫn ở mức cao do giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng so với năm trước. Thời gian này, nhiều hộ chăn nuôi đang tập trung chăm sóc đàn để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết.
Theo Tổng cục Thống kê, thời điểm cuối tháng 11, tổng số trâu ước giảm 1,2% so cùng kỳ năm trước; đàn bò tăng 3,5%; đàn lợn tăng 12,4%; đàn gia cầm tăng 5,4%.
Tại thời điểm ngày 23/11, trên cả nước không có dịch tai xanh; có 6 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Nghệ An và Tiền Giang; có 2 ổ dịch lở mồm long móng tại Gia Lai; có 57 ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 19 tỉnh, thành phố và có 3 ổ dịch viêm da nổi cục tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Bến Tre chưa qua 21 ngày. Tính chung 11 tháng, đã phải tiêu hủy 151.232 gia súc, gia cầm; trong đó, có 96.217 gia cầm và 55.015 gia súc (trâu, bò, lợn).
Về lâm nghiệp, trong tháng 11, thời tiết mát và có mưa thuận lợi cho việc trồng rừng, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chuẩn bị cây giống và hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch. Tháng 11, chuẩn bị được 60,9 triệu cây giống, trồng rừng đạt 47,4 nghìn ha, tăng 27,1% so với tháng 11/2021; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2,0 triệu m3, tăng 9,0%; sản lượng củi ước đạt 1,6 triệu ste, tăng 8,0% so với T11/2021.
Tháng 11, diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 58,2 ha, giảm 9,4%. Lũy kế 11 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 1.059,2 ha, giảm 61,3% so CKNT; trong đó, rừng bị phá 1.010 ha, giảm 1,6%; bị cháy 37,9 ha, giảm 97,5%.
Về thủy sản, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 11 tiếp tục phát triển cả về diện tích và sản lượng nhờ nhu cầu tăng mạnh cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do giá dầu tăng cao ngư dân giảm chuyến khai thác, nhiều tàu cá tại các tỉnh miền Trung phải nằm bờ. Sản lượng thủy sản tháng 11 ước đạt 802,3 nghìn tấn, tăng 3,1% so với CKNT; lũy kế 11 tháng ước đạt 8.253 nghìn tấn, tăng 3,1% so với CKNT.
8 nhóm, sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD
Bộ NN-PTNT cho biết, 11 tháng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm và thủy sản khoảng 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu (XK) khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%; nhập khẩu (NK) khoảng 41,22 tỷ USD, tăng 6,9%; xuất siêu 7,82 tỷ USD, tăng 47,8%.
Tôm là 1 trong 8 nhóm sản phẩm/sản phẩm đạt giá trị XK trên 2 tỷ USD. Ảnh tư liệu
Về xuất khẩu: Tháng 11, kim ngạch XK ước trên 4,27 tỷ USD, giảm 4,8% so với tháng 11/2021 và giảm 0,2% so với tháng 10/2022; trong đó, nhóm nông sản chính 2,13 tỷ USD (tăng 10,3% so T11/2021), lâm sản chính gần 1,2 tỷ USD (giảm 15,2%), thủy sản 750 triệu USD (giảm 17,5%) và chăn nuôi 31,7 triệu USD (giảm 13,5%)…
Tính chung 11 tháng, kim ngạch XK ước khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK nhóm nông sản chính trên 20,73 tỷ USD, tăng 6,6%; lâm sản chính khoảng 15,59 tỷ USD, tăng 8,2%; thủy sản đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27,0%; chăn nuôi 361,4 triệu USD, giảm 8,4%; đầu vào sản xuất trên 2,2 tỷ USD, tăng 38,1%.
Đến nay, có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ). Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Cà phê trên 3,5 tỷ USD (tăng 31,5%); cao su trên 2,9 tỷ USD (tăng 3,0%); gạo trên 3,2 tỷ USD (tăng 6,9%); hồ tiêu 895 triệu USD (tăng 3,2%); sắn và sản phẩm sắn trên 1,2 tỷ USD (tăng 16,4%), cá tra 2,2 tỷ USD (tăng 61,9%), tôm 4,1 tỷ USD (tăng 14,6%), gỗ và sản phẩm gỗ 14,6 tỷ USD (tăng 9,0%); phân bón các loại 1,0 tỷ USD (gấp 2,3 lần); thức ăn gia súc và NL 1,0 tỷ USD (tăng 6,5%).
Những mặt hàng giảm gồm: Nhóm hàng rau quả gần 3,1 tỷ USD (giảm 4,9%), hạt điều trên 3,0 tỷ USD (giảm 10,1%), sản phẩm chăn nuôi 361,4 triệu USD (giảm 8,4%); dù giá trị XK nhóm sắn và SP sắn tăng 16,4% nhưng giá trị XK của sản phẩm sắn lại giảm 3,0% với giá trị trên 194 triệu USD.
Một số sản phẩm có giá XK bình quân tăng so với cùng kỳ năm trước như: Phân bón các loại giá bình quân khoảng 626 USD/T, tăng 64,4%; hạt tiêu khoảng 4.300 USD/T, tăng 22,0%; cà phê khoảng 2.309 USD/T, tăng 19,4%…
Một số sản phẩm có giá XK bình quân giảm so với CKNT: Giá XK gạo các tháng 10, 11 đều tăng so với tháng trước (từ 6 USD - 15 USD/T), nhưng bình quân 11 tháng 485 USD/T, giảm 8,1% so với giá bình quân 11 tháng/2021; hạt điều 5.948 USD/T, giảm 5,4%; cao su 1.578 USD/T, giảm 5,6%…
Về thị trường XK: 11 tháng, các thị trường châu Á (chiếm 44,7% thị phần), châu Mỹ (27, 4%), châu Âu (11,3%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,7%). Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 12,3 tỷ USD (chiếm 25,0% thị phần); đứng thứ 2 là Trung Quốc khoảng 9,3 tỷ USD (chiếm 18,9% thị phần); thứ 3 là Nhật Bản với giá trị XK đạt 3,9 tỷ USD (chiếm 7,9%); thứ 4 Hàn Quốc với giá trị XK đạt 2,3 tỷ USD (chiếm 4,7%).
“Trung Quốc chưa bỏ hoàn toàn chính sách “Zero Covid”, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như đồng Baht của Thái Lan mất giá hơn so với VNĐ và đồng USD, nên Trung Quốc đang có xu hướng nhập khẩu nhiều các sản phẩm của Thái Lan hơn…”, Bộ NN-PTNT đánh giá.
Bộ NN-PTNT nhận định, tháng 12 thị trường thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh đại kinh tế, địa chính trị, xung đột quân sự, nhất là nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng sẽ tác động đến thị trường hàng hóa trong nước, đẩy chi phí vận chuyển tăng mạnh. Một số quốc gia thắt chặt tín dụng do lạm phát; ban hành những chính sách mới nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; Trung Quốc gia tăng kiểm soát hàng hóa; những cáo buộc gian lận xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành những thách thức đối với xuất khẩu nông sản nói chung, nhất là đối với gỗ và đồ gỗ Việt Nam. |
Mai Chiến
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Phú Thọ - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Khê phát huy lợi thế đã…
Thái Nguyên - Sáng 1-2, tại Nhà văn hóa xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, 2000 cây…
Với mong muốn gửi trao tới khách hàng may mắn, tài lộc trong năm mới, Ngân hàng TMCP Kiên Long…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…