Năm 2021 là 1 năm đầy khó khăn, thử thách đối với ngành nông nghiệp. Dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi đã tác động không nhỏ đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.
Trước những bất lợi trên, Bộ NN-PTNT triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; nhanh chóng tìm cách tháo gỡ những khó khăn, hạn chế. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp đã “tỏa sáng”, gặt hái thành công và thắng lợi toàn diện.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022.
Một năm nhìn lại
Ngành nông nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch năm 2021 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; trong đó, dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.
Trong bối cảnh đó, ngành Nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của doanh nghiệp, nông dân trên cả nước đã tạo sự đồng thuận, vượt qua khó khăn, thách thức một cách ngoạn mục. Qua đó, góp phần vào tăng trưởng, phát triển chung kinh tế cả nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo Bộ NN-PTNT, giá trị gia tăng toàn ngành (VA) năm 2021 ước tăng khoảng 2,85 - 2,9% (trong đó, nông nghiệp tăng trên 3,18%; lâm nghiệp tăng trên 3,85%; thủy sản tăng trên 1,85%). Tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM 68,2%. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 48,6 tỷ USD.
Đây là kết quả đáng tự hào của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong một năm “chìm” trong “bão” dịch Covid-19.
Năm qua, Bộ đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu của thị trường, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Đặc biệt thành lập 2 Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 khu vực phía Nam và phía Bắc. Nhờ đó, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
Những con số biết nói
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, năm 2021 trồng trọt tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả và do thời tiết không thuận lợi, sang trồng rau, quả, cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đồng thời, tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác; đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc tương đương.
Năm 2021, chăn nuôi của nước ta chuyển biến rõ nét.
Trong đó, sản lượng lúa đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 499,3 USD/tấn năm 2020 lên trên 526,9 USD/tấn năm 2021.
Diện tích rau, đậu đạt trên 1,12 triệu ha, trong đó rau 983,3 nghìn ha (tăng 7,6 nghìn ha). Sản lượng rau, đậu 18,6 triệu tấn (tăng 325,5 nghìn tấn); trong đó rau trên 18,4 triệu tấn (tăng 1,7%) và đậu 168 nghìn tấn (tăng 4,1%).
Diện tích cây ăn quả 1,18 triệu ha, tăng 44,8 nghìn ha. Sản lượng và chất lượng hầu hết các cây ăn quả chủ lực, có lợi thế của cả nước và từng vùng đều tăng như: Xoài 940.000 tấn, thanh long gần 1,4 triệu tấn; bưởi 992.000 tấn; vải 374.000 tấn; sầu riêng 664.000 tấn; dứa trên 733.000 tấn…
Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng. Nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ hình thành và đang phổ biến, nhân rộng.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Bộ NN-PTNT đã làm việc với hơn 50 lượt tỉnh/thành phố nắm sát thực trạng, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, phối hợp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi…
Nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển: Đàn lợn ước đạt khoảng 28,0 triệu con (tăng 7,1%); đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con (tăng 5,8%); đàn bò khoảng 6,5 triệu con.
Sản lượng thịt hơi các loại ước khoảng 6,69 triệu tấn (tăng 3,2%); sản lượng sữa tươi ước gần 1,2 triệu tấn (tăng 10,5%); sản lượng trứng trên 17,5 tỷ quả (tăng 5,1%); sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt gần 21,5 triệu tấn (tăng 5,9%) so với năm 2020.
Năm 2021, ngành thủy sản của nước ta đã tự tin về đích. Qua thống kê, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với năm 2020; trong đó khai thác trên 3,9 triệu tấn (tăng 0,9%); nuôi trồng 4,8 triệu tấn (tăng gần 1,1%).
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển tập trung tháo gỡ “thẻ vàng” IUU. Tình trạng vi phạm khai thác IUU giảm so với năm 2020.
Bên cạnh đó, lâm nghiệp và diêm nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Năm 2021, diện tích sản xuất muối đạt 11.328 ha; sản lượng đạt 880,9 nghìn tấn…
Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 49 tỷ USD vào năm 2022 Năm 2022, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng toàn ngành từ 2,8 - 2,9%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 2,9 - 3,0%. Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 49 tỷ USD. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn NTM trên 73%. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 92,5%. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% và nâng cao chất lượng rừng. |
Mai Chiến
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…