Chủ nhật 20/07/2025 23:28Chủ nhật 20/07/2025 23:28 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
undefined
Tranh thủ trời tạnh ráo trước bão, người dân thu hoạch mướp

Thu hoạch trong thế “xanh nhà hơn già đồng”

Tại các vùng trồng rau màu lớn như Quỳnh Mai, Quỳnh Anh, không khí ngoài đồng trở nên nhộn nhịp từ tờ mờ sáng. Sau trận mưa giông chiều 19/7 khiến nhiều giàn mướp, su su, bí đổ rạp, bà con tranh thủ thu hoạch số rau còn lại, kể cả khi chưa đến kỳ chính vụ, để hạn chế tối đa thiệt hại do bão.

Các loại rau ăn lá như hành, cải ngọt hay cây leo như bí, mướp… vốn rất nhạy cảm với thời tiết ẩm ướt kéo dài, dễ thối rữa, dập nát nếu không kịp thu. Do đó, người dân không ngần ngại “cắt lỗ”, thu sớm để giữ được sản phẩm tiêu thụ trong ngày, thay vì đối diện nguy cơ mất trắng. Nhiều hộ gom rau theo bao tải, đưa ra điểm tập kết hoặc bán trực tiếp tại ruộng, nhờ vậy giúp hàng hóa lưu thông nhanh hơn trước khi thời tiết xấu trở lại.

Bên cạnh đó, bà con còn tranh thủ dựng lại những giàn leo bị đổ, buộc chặt cây con, nạo vét rãnh thoát nước giữa các luống để chống úng. Dù phải làm việc dưới thời tiết oi bức và gấp rút, nhưng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều mùa mưa bão, người dân đã có sự chuẩn bị bài bản hơn, chủ động hơn, nhằm giữ lại phần nào năng suất và giảm thiểu rủi ro.

undefined
Người dân thu hoạch hành lá sớm để tránh ngập úng, thối rễ do mưa lớn.

Giữ hoa màu, trái ngọt trước giờ giông gió

Tại xã Đại Huệ – vùng chuyên canh hoa thiên lý và rau gia vị – nhiều hộ cũng tranh thủ thu hái hoa lý, cắt rau tía tô, quế, ngổ… ngay trong buổi sáng. Đây là nhóm cây dễ bị ảnh hưởng bởi mưa lớn: hoa lý rụng hàng loạt, còn rau gia vị thối gốc nếu bị úng. Việc thu sớm không chỉ để bán kịp chuyến hàng, mà còn là cách để giải phóng đất và giảm thiệt hại sau mưa.

Tại các vùng trồng chanh như Hưng Trung và Thiên Nhẫn, người dân cũng chủ động hái chanh dù quả còn non. Với đặc điểm quả dễ rụng khi có gió mạnh, nhiều hộ đã chọn lọc phần chanh có khả năng bán được để thu trước, nhằm gỡ lại chi phí đầu tư. Cùng với đó, việc chằng néo, che chắn cây cối, tháo nước đệm trong ao hồ và kiểm tra hệ thống thoát nước cũng được triển khai đồng loạt.

Không bị động chờ thời tiết, người dân nông thôn Nghệ An hôm nay đã cho thấy tinh thần chủ động, quyết liệt hơn trong ứng phó thiên tai. Sự khẩn trương ấy không còn là hành động “chạy bão” trong lo âu, mà là kinh nghiệm thực tế được tích lũy, từng bước giúp bà con thích ứng tốt hơn với những biến đổi thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, bão số 3 có khả năng ảnh hưởng đến Nghệ An từ đêm 20/7 với lượng mưa lớn, gió mạnh, nguy cơ giông lốc, sạt lở tại vùng núi và ngập úng vùng trũng. Trong bối cảnh đó, việc người dân chủ động ra đồng, thu hoạch hoa màu, củng cố sản xuất… là minh chứng rõ ràng cho tinh thần linh hoạt, kiên cường và trách nhiệm với mùa vụ. Dù thiên tai còn phía trước, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo từ hôm nay, thiệt hại có thể giảm đi nhiều phần.

Bài liên quan

Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Wipha khi đi vào biển đông, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương chủ động tổ chức thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Từ đêm 15/7, Nhà máy Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) dự kiến vận hành hồ chứa với tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 900 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn), để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa, an toàn cho vùng hạ du.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Để đảm bảo tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tỉnh Nghệ An sẽ phân bổ 141 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các xã mới để mua sắm trang thiết bị và phục vụ chuyển đổi số.
Cải tạo vườn trồng cây, tá hóa phát hiện quả bom 350kg còn nguyên kíp nổ

Cải tạo vườn trồng cây, tá hóa phát hiện quả bom 350kg còn nguyên kíp nổ

Trong lúc cải tạo vườn để trồng cây, người dân ở xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bất ngờ phát hiện quả bom nặng khoảng 350kg, vẫn còn nguyên kíp nổ.
Khai mạc kỳ họp thứ 31, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII

Khai mạc kỳ họp thứ 31, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII

Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghe 27 báo cáo và xem xét, thông qua 20 dự thảo Nghị quyết.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính