Dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao… là những nguyên nhân khiến người dân xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam phải bỏ trống chuồng nuôi lợn. Hiện tại, nơi đây chẳng còn mấy ai mặn mà với nghề nuôi lợn.
Ngọc Lũ là địa phương có truyền thống chăn nuôi lợn, nổi tiếng khắp vùng miền Bắc. Thời điểm hoàng kim, ở nơi đây xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ chăn nuôi lợn. Thế nhưng, mấy năm trở về đây, nghề nuôi lợn có dấu hiệu xuống dốc, ảm đạm.
Trưởng ban Chăn nuôi thú y xã Ngọc Lũ Trần Thị Bốn cho biết, qua thống kê, so với thời điểm năm 2016, hiện tại đàn lợn của địa phương giảm khoảng 2/3. Tổng đàn lợn của toàn xã Ngọc Lũ hiện còn trên 15.000 con, trong đó đa phần là các trại nuôi hàng xáo.
Người dân xã Ngọc Lũ buồn bã bên trang trại bỏ không. Ảnh: An Lãng
Làm “bạn” với con lợn đã hàng chục năm nay, nhưng hiện tại bà Phạm Thị Thơm (đội 1, xã Ngọc Lũ) tiếc nuối khi phải bỏ nghề chăn nuôi lợn. Bà bảo, con lợn giúp gia đình bà có của ăn, của để; nhưng chính con lợn cũng khiến gia đình bà lao đao, kiệt quệ, rơi xuống vực thẳm.
Nhớ lại về khoảng thời gian gần 10 năm về trước, bà Thơm tâm sự: Khi đó, nghề chăn nuôi lợn vẫn còn thịnh vượng, chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, lứa nào nhà bà cũng nuôi hơn 100 con, gồm lợn bố mẹ, lợn thương phẩm và lợn con theo mẹ. Nuôi lứa nào trúng đậm lứa đó.
Thế nhưng, năm 2017, giá lợn bất ngờ lao dốc, mỗi kg lợn hơi dao động từ 18.000 - 20.000 đồng, khiến gia đình bà và nhiều chủ chăn nuôi lợn vùng Ngọc Lũ không kịp trở tay, đành phải bán tống, bán tháo để kéo lại vốn. Song, cũng chẳng gỡ gạc được bao nhiêu.
"Khi đó giá lợn xuống dưới 20.000 đồng, gia đình không thể cầm cự được nên phải gọi lái đến bán tháo cả đàn nhưng cũng không có mấy người mua. Đàn lợn hơn 70 con, bán cả tuần cũng không hết", bà Thơm nhớ lại.
Sau đợt "bão giá", bà Thơm giữ lại vài con nái để nuôi cầm chừng, đến khoảng giữa năm 2018 khi giá lợn phục hồi, gia đình bà tăng đàn, nâng tổng đàn lên hơn 100 con. Nhận thấy, thị trường lợn đang có dấu hiệu phục hồi sau trận “bão giá”, gia đình bà quyết định tăng đàn gấp đôi, nâng tổng đàn lợn trên 200 con.
Nào ngờ, người tính không bằng trời tính. Năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Các cơ quan chức năng khuyến cáo chủ chăn nuôi tăng cường phòng, chống dịch; thực hiện “cấm” trại.
Nhiều trang trại khóa cửa cổng, bỏ trống chuồng nuôi. Ảnh: An Lãng
Gia đình bà Thơm cũng áp dụng nhiều phương pháp phòng, trừ dịch bệnh nhưng cũng không thoát khỏi cơn “bão” dịch. Đàn lợn từ con to đến con bé cứ lần lượt đổ bệnh rồi chết; bà mất ăn, mất ngủ, đứng ngồi không yên, mặt buồn rười rượi.
"Năm đó, gia đình tôi gần như trắng tay, nợ nần ngập đầu. Không còn vốn để mua con giống, thức ăn chăn nuôi để tái đàn. Sau dịch, có thời điểm, con giống (khoảng 20kg) lên gần đến 3 triệu đồng/con, khiến gia đình không dám vay tiền để chăn nuôi lại”, bà Thơm tâm sự.
Theo bà Thơm, 2 năm trước gia đình bà có quay trở lại với nghề nuôi lợn với mong muốn sớm trả nợ cũ. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, làm cho chi phí đầu vào cao vọt lên, lợi nhuận không có nhiều nên bà đành bỏ nghề, “treo” chuồng.
Từng là chủ một trại nuôi hàng nghìn con lợn, nhưng đến nay ông Trần Văn Thủy (đội 3, xã Ngọc Lũ) cũng phải bỏ nghề nuôi lợn vì không cầm cự nổi.
Ông bảo, bây giờ chăn nuôi lợn không dễ như trước; dịch bệnh triền miên, hết dịch tai xanh lại đến dịch tả lợn châu Phi khiến ông luôn sống trong tình trạng lo lắng. Cơn “bão” dịch tả lợn châu Phi năm 2019 đã “cướp” của gia đình ông hàng trăm triệu đồng.
“Đến giờ đa phần số hộ bỏ chăn nuôi lợn ở xã đều lâm nợ. Hộ ít nợ đại lý cám vài chục triệu, hộ nợ nhiều, cả vốn vay ngân hàng lên đến hàng tỷ đồng đến chục tỷ đồng”, ông Thủy rầu rĩ.
Hiên tại, ông Thủy đã bỏ nghề nuôi lợn. Song, mỗi lần nhắc đến chuyện nuôi lợn, đôi mắt ông lại đỏ hoe, ngấn nước, hướng mắt nhìn về phía trang trại đang bỏ không mà tiếc của…
Mai Chiến
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…
Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…
(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…
Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…
Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.
Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học, phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông sản…
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, hướng tới nông nghiệp tăng…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Nhằm triển khai thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam,…
Ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nông nghiệp đang được Chính phủ quan tâm,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…