10:11 10/11/21 Print

Người tiên phong nuôi loài lợn rừng mang 2 dòng máu

Những năm gần đây, nhiều nông dân quê Nam Định lựa chọn lợn rừng để phát triển kinh tế gia đình. Bởi, loài động vật hoang dã này vốn ăn ít, sức đề kháng cao, chất lượng thịt thơm ngon; được người tiêu dùng săn lùng nhiều vào những dịp lễ, Tết…

Người tiên phong

Ở Nam Định, mô hình chăn nuôi lợn rừng không còn xa lạ với người dân. Nhiều hộ gia đình giàu lên nhờ loài động vật hoang dã này. Đơn cử như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sáng (xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu) - 1 trong những hộ tiên phong nuôi lợn rừng ở đất Thành Nam.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, ông Sáng bảo, nuôi lợn rừng vừa nhàn, vừa dễ, không vất vả và không tốn nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn dễ tìm, chủ yếu cho ăn thân cây chuối và một số loại rau, củ, quả nên tiết kiệm được chi phí đầu vào.

Ông Nguyễn Văn Sáng chăn nuôi lợn rừng đã được hơn 20 năm nay

Chia sẻ với chúng tôi, ông Sáng thổ lộ: Trước khi đến với loài động vật hoang dã này, ông đã có nhiều năm chăn nuôi dê ở tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình nuôi dê, ông có tìm hiểu thêm và chăn nuôi cùng 1 lúc 3 loài động vật gồm lợn rừng, cầy hương và nhím. Sau một thời gian, ông nhận thấy lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Năm 1995, ông Sáng khăn gói về quê nhà tại xã Hải Xuân lập nghiệp, xây dựng chuồng trại và bắt đầu chăn nuôi lợn rừng. Từ đó đến nay, ông Sáng luôn trung thành với loài vật nuôi này. Hiện nay, trang trại của gia đình ông được xây dựng và thiết kế 2 khu nuôi riêng biệt. Trong đó, một khu nuôi lợn bố mẹ, một khu nuôi lợn giống và lợn sinh sản.

Mặc dù, chăn nuôi với mô hình chuồng hở nhưng trang trại của gia đình ông vẫn an toàn, sống khỏe qua “bão” dịch tả lợn châu Phi. Để làm được điều này, ông thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thu dọn phân thải; phun thuốc tiêu độc khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi 1 ngày 2 lần, sáng và chiều tối. Vì vậy, chuồng không hề có mùi hôi thối, hạn chế được các tác nhân truyền và gây bệnh như ruồi, muỗi…

Năm 2019, khi mà nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định bị bệnh Dịch tả lợn châu Phi “tấn công” thì trang trạng lợn rừng của gia đình ông vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối; không có con nào có biểu hiện ốm mệt, bỏ ăn…

Nuôi lợn rừng tốn ít chi phí nhưng mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội

"Thời điểm dịch bùng phát, trang trại đang chăn nuôi hơn 250 con lợn rừng gồm lợn bố mẹ, lợn choai và lợn con theo mẹ. Nhờ áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học, thực hiện phương châm “cấm trại” nên đàn lợn vẫn trong tầm kiểm soát", ông Sáng nói.

Theo ông Sáng, để giúp một số hộ dân trong và ngoài xã yên tâm sản xuất sau khi họ trắng tay bởi đàn lợn trắng truyền thống bị Dịch tả lợn châu Phi “tấn công”, ông đã quyết định bán một đàn lợn rừng bố mẹ và hàng chục con lợn choai cho những ai có nhu cầu, do đó số lượng đàn trong trại đã giảm xuống và hiện đang duy trì ở mức khoảng 100 con, đủ các lứa tuổi.

Lợn rừng mang 2 dòng máu

Chỉ tay vào đàn lợn con đang theo mẹ nô đùa ngoài vườn, ông Sáng bật mí, dòng lợn rừng mà gia đình ông đang chăn nuôi thuộc lợn rừng Thái lai Việt. Đây là dòng lợn có nhiều ưu điểm nổi trội như sức đề kháng cao, chất lượng thịt thơm ngon, ăn ít; lợn mẹ sinh sản tốt hơn lợn rừng bản địa.

“Qua tìm hiểu, tôi thấy lợn rừng thuần chủng Thái Lan chất lượng thịt không ngon bằng thịt lợn rừng Việt Nam nhưng sinh sản tốt, còn lợn rừng thuần chủng Việt Nam thì ngược lại, nên tôi đã cho phối giống, lai tạo 2 dòng lợn này với nhau. Nhờ vậy, lợn rừng Thái lai Việt cùng lúc sở hữu 2 ưu điểm nổi trội: chất lượng thịt ngon, sinh sản tốt”, ông Sáng giải thích.

Đàn lợn rừng mà gia đình ông Sáng đang nuôi mang 2 dòng máu Thái - Việt

Ông Sáng cho biết, nuôi lợn rừng rất được giá, không bị biến động nhiều. Nếu so với lợn trắng truyền thống thì lợn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Có những năm lợn trắng truyền thống hạ xuống chỉ còn 20.000 - 25.000đ/kg hơi, thì lợn rừng vẫn giữ nguyên giá, ở ngưỡng 140.000 - 160.000đ/kg hơi.

Do chăn nuôi lợn rừng đã từ rất lâu nên thị trường tiêu thụ của gia đình ông Sáng không chỉ ở các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh mà con vươn ra ngoài các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Trung bình, mỗi tháng gia đình ông xuất bán 2 - 3 tấn thịt lợn hơi; vào tháng cuối năm có thể lên đến 10 - 15 tấn, song nguồn cung vẫn không đủ cầu.

Hiện tại, ngoài phục vụ lợn thương phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, gia đình ông còn cung cấp con giống (khoảng 10kg/con) cho người dân trong và ngoài tỉnh. Ông Sáng bán lợn giống theo ký với giá 200.000đ/kg hơi, cao hơn lợn thịt thương phẩm, lý do con giống khan hiếm.

Theo ông Sáng, lợn mẹ chửa gần 4 tháng là sinh đẻ, mỗi lứa đẻ 7 - 10 con. Khi lợn con được 20 ngày thì bắt đầu cho ăn cám, đến ngày thứ 40 thì tách khỏi mẹ để chúng tự lập và tập ăn rau, củ, quả. Chăn nuôi khoảng 8 - 9 tháng thì xuất bán, với trọng lượng 30 - 35kg/con.

“Trung bình 1 năm, lợn mẹ đẻ 2 lứa. Lúc lợn sinh đẻ, người nuôi không phải vất vả, nói nôm na là không phải can thiệp, không phải đỡ đẻ như lợn trắng truyền thống”, ông Sáng nói và cho biết thêm, để con giống đạt chuẩn thì lợn đực khai thác đến năm thứ 7 phải thay con khác và phải khác dòng.

Hiện nay, gia đình ông Sáng đang liên kết với hơn 10 vệ tinh trong và ngoài huyện, tạo thành chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm. Theo tính toán của ông Sáng, sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Theo người những người chăn nuôi lợn rừng chia sẻ, với tình hình chăn nuôi như hiện nay khi giá thức ăn tăng cao, giá lợn hơi tụt giảm từng ngày thì mô hình lợn rừng hy vọng sẽ là "cứu cánh" cho họ.

Trung Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Người tiên phong nuôi loài lợn rừng mang 2 dòng máu

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm mới do SolaPedic thiết kế mang tính đột phá ngành công nghiệp đệm Hữu cơ và tự nhiên…

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Hiện rất nhiều nông dân muốn sản xuất và tham gia vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ…

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Các hiệu thuốc đang trở thành một kênh phân phối lớn mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên, bởi tại…

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Thị trường thực phẩm Hữu cơ dành cho trẻ em dự kiến sẽ đạt 10,34 tỷ USD vào năm 2030…

Khảo sát cây chè Cổ thụ núi Bóng một người ôm không xuể, cao trên 30m ở độ cao hơn 700m

Khảo sát cây chè Cổ thụ núi Bóng một người ôm không xuể, cao trên 30m ở độ cao hơn 700m

(Thái Nguyên) Ngày 03/3/2024, Chi hội Nông Nghiệp Hữu cơ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp cùng…

Đến năm 2030, thị trường Chăm sóc da Hữu cơ sẽ cán mốc 21,16 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường Chăm sóc da Hữu cơ sẽ cán mốc 21,16 tỷ USD

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Skyquest, quy mô thị trường Chăm sóc da Hữu cơ toàn cầu…

Hợp chất Hữu cơ trong cây có thể giải được nỗi lo của hàng triệu người đeo kính áp tròng

Hợp chất Hữu cơ trong cây có thể giải được nỗi lo của hàng triệu người đeo kính áp tròng

Hydroquinine, một hợp chất Hữu cơ được tìm thấy trong một số loại cây, có thể là giải pháp khử…

Lễ hội Lồng Tông: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Lễ hội Lồng Tông: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

(Tuyên Quang) Trong không khí vui Xuân Giáp Thìn, sáng mùng 8 tháng Giêng (tức 17/2/2024), UBND huyện Chiêm Hóa,…

Bạn của nhà nông Hữu cơ: Tự ủ phân vừa chủ động nguồn, cây lại bền, khoẻ

Bạn của nhà nông Hữu cơ: Tự ủ phân vừa chủ động nguồn, cây lại bền, khoẻ

TS. Trần Thị Thanh Bình, giảng viên Đại học Lâm nghiệp, người có nhiều năm gắn bó với Nông nghiệp…

Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Việt – Đức lan tỏa “Tết yêu thương” bằng những phần quà ý nghĩa

Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Việt – Đức lan tỏa “Tết yêu thương” bằng những phần quà ý nghĩa

Thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ “Không để ai phải lùi lại phía sau”, Trung tâm Truyền thông…

Tin mới cập nhật

Ireland: Nhiều nông dân dự kiến chuyển sang sản xuất Hữu cơ

Ireland: Nhiều nông dân dự kiến chuyển sang sản xuất Hữu cơ

Ireland hiện có hơn 5.000 nông dân hữu cơ với khoảng 225.000ha đất canh tác hữu cơ, chiếm 5% tổng…

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM hữu cơ quốc tế (Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế) đã đưa ra một…

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ khu vực Bắc Mỹ sau khi trải qua một thời gian ngắn tăng trưởng…

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong