Ngày 18/3, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến "Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.
Giá thức ăn chăn nuôi đang ở mức cao
Phát biểu tại hội nghị, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) thông tin, từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2021 giá lợn thịt hơi xuất chuồng giảm 30 - 35%, duy trì ở mức thấp 43.000 - 49.000 đồng/kg. Đến tháng 11/2021 tăng nhẹ lên trên 50.000 đồng/kg; tháng 12/2021 giá tăng lên và dao động quanh mức 54 – 57.000 đồng/kg và duy trì đến trung tuần tháng 2/2022.
Tuy vậy, đến cuối tháng 2/2022, giá lợn thịt hơi xuất chuồng có xu hướng giảm, sang đầu tháng 3/2022 chỉ còn 50 - 53.000 đồng/kg.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến
Theo ông Chinh, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65 - 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Tại Việt Nam, hiện nay tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi, số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.
Để sản xuất lượng thức ăn trên, mỗi năm cả nước cần trên 33 triệu tấn nguyên liệu, nhưng trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn nhập khẩu 22,3 triệu tấn.
Trong tổng nhu cầu các nguyên liệu thức ăn tinh, nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng (các loại hạt cốc: ngô, lúa mì, cám, tấm, sắn…) chiếm tỷ trọng trên 65% (tương đương 21 triệu tấn); nhóm nguyên liệu cung cấp đạm gồm đạm thực vật (khô dầu các loại, bã ngô) và đạm động vật (bột thịt xương, bột gia cầm, bột huyết, bột cá…) chiếm trên 27% tương đương 8,5 triệu tấn.
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tại nước ta đã tăng 18 - 22%. Mặc dù giá lợn giống đã hạ xuống khá hợp lý (từ 2,6 triệu giảm xuống 1,2 triệu/con) nhưng việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi đã làm cho lợi nhuận người chăn nuôi lợn giảm mạnh, khiến nhiều hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ.
“Từ cuối tháng 2/2022 đến nay, tiếp tục chứng kiến sự tăng kỷ lục giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường quốc tế, chủ yếu là do hậu quả của xung đột giữa Nga - Ukraina đã gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng”, ông Chinh thổ lộ.
So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc: Ngô hạt 10.200 đ/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đ/kg (tăng 33,4%), lúa mì 9.850 đ/kg (tăng 49,5%).
Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 (giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8: ngô khoảng 11.000 đ/kg, Khô dầu đậu tương trên 17.000 đ/kg).
Do giá nguyên liệu tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp thành phẩm cũng tăng theo. Hiện giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đ/kg; thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đ/kg; thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100đ/kg.
Thay thế thức ăn công nghệ bằng phụ phẩm có sẵn
Tại hội nghị, rất nhiều doanh nhân ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và lãnh đạo các Sở NN-PTNT đã nêu quan điểm, trình bày các giải pháp giúp “kìm hãm” việc tăng giá thức ăn chăn nuôi.
Sử dụng thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen
Đa phần các ý kiến đồng tình với việc giảm sử dụng thức ăn công nghiệp, thay thế một phần bằng những phụ phẩm sẵn có ở địa phương, như bã bia, bã bột dừa, bèo rau, cám gạo… Đặc biệt, nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho vật nuôi, bổ sung nguồn đạm thay thế cám nuôi, giúp vật nuôi mau lớn, qua đó giảm nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi.
Theo một số doanh nghiệp, với sản lượng thủy sản chế biến đạt 8,7 triệu tấn/năm, ngành chế biến thủy sản nước ta cung cấp hơn 1 triệu tấn phụ phẩm chủ yếu là: đầu, xương, đuôi, nội tạng cá; đầu, vỏ tôm... Các loại phụ phẩm này có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi giàu đạm.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng (bột đá, MCP, DCP…), khoáng vi lượng (CuSO4, FeSO4…) để cung cấp cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, sẽ giảm được nhập khẩu loại nguyên liệu này…
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi.
“Chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi và logistics với nhà máy chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại. Các địa phương khi cho phép xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cần tính đến việc phù hợp với vùng chăn nuôi, chế biến thực phẩm… để giảm áp lực về logistics. Đây cũng là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần nâng cao chất lượng, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi bằng những công nghệ sinh học. Nên đánh giá lại chỉ tiêu dinh dưỡng, tập trung phát triển những vi lượng thay thế, nguồn protein trong nước.
Năm 2021 cả nước có 269 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của cả nước năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn. Thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 55,8%; cho gia cầm chiếm 40,4%; cho vật nuôi khác 3,8%... |
Mai Chiến
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển mạnh mẽ, nhưng để tăng hiệu quả của chương…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…