06:11 22/11/22 Print

Nông nghiệp hữu cơ lan tỏa khắp cả nước

Chiều ngày 21/11, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị “Sơ kết 3 năm triển khai Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ”.

Hội nghị có sự tham gia của các Bộ, Hiệp hội, ngành hàng có liên quan; đại diện Sở NN-PTNT các tỉnh; các chuyên gia, doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020 - 2030, diện tích sản xuất NNHC của nước ta tăng nhanh. Số lượng doanh nghiệp, HTX tham gia trong lĩnh vực NNHC tăng, tuy nhiên không nhiều.

Hiện nay, cả nước có trên 50 tỉnh, thành đẩy mạnh phát triển NNHC. Trong đó, có khoảng 20 tỉnh có cơ chế chính sách dành riêng về phát triển NNHC.

Thứ trưởng Nam cho rằng, đây là những kết quả nổi bật trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất NNHC đòi hỏi quy trình sản xuất khắt khe, chi phí sản xuất cao, đầu ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ còn eo hẹp, do đó nhiều bộ phận người dân chưa quan tâm đến lĩnh vực NNHC…

17 địa phương có chính sách riêng phát triển NNHC

Ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức gần 20 hội nghị, hội thảo, diễn đàn để triển khai thực hiện Nghị định 109.

Bên cạnh đó, hợp tác với Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, các chuyên gia của EU, Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia châu Á để đào tạo, tập huấn kỹ năng thực hành chứng nhận, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh và thông tin thị trường…

“Hiện nay, cả nước có 17 địa phương đã tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ riêng cho sản xuất NNHC, 22 địa phương thực hiện hỗ trợ lồng ghép với các chính sách chung về phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp an toàn”, ông Duy nói.

Theo ông Duy, năm 2020, tổng diện tích đất NNHC Việt Nam khoảng trên 174.351 ha, tăng 47% so với năm 2016. Tuy nhiên, sản lượng sản phẩm được chứng nhận hữu cơ chưa nhiều nhưng số lượng và chủng loại sản phẩm đang ngày càng được mở rộng, đối với cả tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài.

Đến tháng 9/2022, có 13 nhóm sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt có 7 nhóm sản phẩm là lúa gạo (có 12 địa phương với gần 2.300 ha), rau củ (có 20 địa phương với gần 900 ha), trái cây (có 14 địa phương với hơn 14.000 ha), chè (có 10 địa phương với gần 8.000 ha), cà phê (có 1 địa phương là Gia Lai với 42 ha), hạt điều (có 2 địa phương với gần 4.000 ha, trong đó Lâm Đồng có 1.110,4 ha, Ninh Thuận có 2.615 ha), hồ tiêu (có 3 địa phương với gần 137 ha, tập trung tại Đồng Nai, Gia Lai và Quảng Trị).

“Các sản phẩm trồng trọt được chứng nhận theo TCVN và các tiêu chuẩn nước ngoài như EU, USDA, JAS, Canada, IFOAM, CERES, NOP, EEC, Trung Quốc, MAFRA KOREA”, ông Duy thông tin.

Cả nước có trên 50 địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Lĩnh vực chăn nuôi có 3 nhóm sản phẩm là chăn nuôi lợn có 3 địa phương là Hòa Bình, Cà Mau, Đăk Lăk với hơn 3.000 con/năm; chăn nuôi bò sữa có 1 địa phương là Đăk Lăk với 100 con/năm; chăn nuôi gà có 3 địa phương là Lâm Đồng, Cà Mau, Đăk Lăk với hơn 7.000 con/năm. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận theo TCVN và các tiêu chuẩn nước ngoài như EU, USDA NOP, JAS.

Lĩnh vực thủy sản có 1 nhóm sản phẩm là Cà Mau có 105 ha sản phẩm tôm được chứng nhận hữu cơ theo TCVN. Lĩnh vực lâm nghiệp có 2 nhóm sản phẩm là gần 500 ha sản phẩm hồi tại Lạng Sơn và hơn 10.000 ha sản phẩm quế tại Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh. Các sản phẩm lâm nghiệp được chứng nhận theo TCVN và tiêu chuẩn EU.

Ông Duy cho biết thêm, lực lượng các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông đảo, đóng góp đáng kể vào sự phát triển lĩnh vực này thời gian qua.

Tính đến hết năm 2021, số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ là 17.174 cơ sở, nhà chế biến là 555; nhà xuất khẩu là 60 và nhà nhập khẩu là 40). Các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay chủ yếu là quy mô hộ gia đình (chiếm 98%), doanh nghiệp (0,5%) và HTX, THT (1,5%).

“Sản xuất NNHC tập trung phần lớn tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc (chiếm 47%), khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 31%) và khu vực Đồng bằng Sông Hồng (chiếm 20%), các khu vực khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ còn thấp”, ông Duy nhấn mạnh.

TSHK. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam khẳng định: Từ khi Nghị định số 109/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đến nay đã trở thành mốc son, dấu ấn lịch sử phát triển NNHC Việt Nam, là văn bản quy phạm pháp luận cao nhất hiện nay cho phát triển NNHC.

Mặc dù giai đoạn qua có ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid-19, nhưng các cấp chính quyền và nhân dân đã bằng nhiều giải pháp, triển khai, thực hiện, vận dụng chính sách ưu tiên cho phát triển NNHC.

“Nếu năm 2010 chỉ có 7 tỉnh thành phía Bắc thực hành sản xuất NNHC, thì nay đã được triển khai trên khắp cả nước. Điều đáng vui mừng nhất là NNHC, sản xuất hữu cơ đã được cộng đồng chào đón, quan tâm, đã trở thành xu thế tất yếu. Đặc biệt là NNHC đã xác định vị trí, chỗ đứng trong nền nông nghiệp Việt Nam”, TSHK. Hà Phúc Mịch cho hay.

8 tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ

Chia sẻ về các tiêu chuẩn sản xuất NNHC, bà Đỗ Thị Tuyết, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, trên phương diện quốc tế, trong lĩnh vực NNHC hiện có tiêu chuẩn của CODEX là CXG 32-1999 Guidelines for the production, processing, labelling and marketing of organically produced foods (hướng dẫn đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn và marketing thực phẩm hữu cơ).

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn của IFOAM Norms for organic production and processing (Tiêu chuẩn đối với sản xuất và chế biến hữu cơ) cũng được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, đây là những tiêu chuẩn mang tính hướng dẫn, ít được sử dụng để chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Bà Đỗ Thị Tuyết, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chia sẻ tại Hội nghị.

Về tiêu chuẩn khu vực, hiện có quy định của Liên minh châu Âu (Regulation (EU) 2018/848 of the European Parliament and of the Council of 30 May 2018 on organic production and labelling of organic products), tiêu chuẩn ASEAN (ASEAN Standard for organic agriculture), tiêu chuẩn Đông Phi (East African organic product standard), tiêu chuẩn của các nước châu Đại Dương (Pacific organic standard)… Trong đó, tiêu chuẩn ASEAN mới đề cập đến sản xuất hữu cơ nói chung và trồng trọt hữu cơ, chưa đề cập đến chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

“Ở cấp độ quốc gia, hầu hết các nước trên thế giới đều đã có tiêu chuẩn hoặc quy định đối với hoạt động sản xuất NNHC, chế biến thực phẩm hữu cơ”, bà Tuyết nói.

Theo bà Tuyết, tại Việt Nam, trong các năm 2017 và 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố 8 TCVN về nông nghiệp hữu cơ, bao gồm TCVN 11041-1:2017 về yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ; TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ; TCVN 12134:2017 về yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và một số TCVN đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc thù (TCVN 11041-5:2018 về gạo hữu cơ, TCVN 11041-6:2018 về chè hữu cơ, TCVN 11041-7:2018 về sữa hữu cơ, TCVN 11041-8:2018 về tôm hữu cơ).

Cũng theo bà Tuyết, thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện biên soạn 5 TCVN về một số sản phẩm NNHC đặc thù, dự kiến công bố vào đầu năm 2023, nhằm bổ khuyết cho các tiêu chuẩn đã công bố.

Ngoài ra, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về phân bón cũng biên soạn TCVN về phân lân nung chảy sử dụng trong NNHC. Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể đối với phân lân nung chảy dùng trong NNHC sẽ góp phần gỡ khó cho cả nhà sản xuất phân bón lẫn các cơ sở trồng trọt hữu cơ.

“Hiện nay, có 4 tổ chức chứng nhận sản phẩm NNHC theo tiêu chuẩn quốc tế đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định. Trong đó, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) là tổ chức chứng nhận sản phẩm NNHC theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JAS), đây cũng là đơn vị duy nhất hiện nay được Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản chỉ định đánh giá chứng nhận sản phẩm NNHC theo tiêu chuẩn JAS tại Việt Nam”, bà Tuyết thông tin.

Bà Tuyết cho rằng, bộ tiêu chuẩn NNHC của Việt Nam TCVN 11041 là căn cứ áp dụng và để đánh giá phù hợp với thực trạng và năng lực áp dụng về NNHC tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số điểm tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP khó áp dụng. Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo TCVN của Việt Nam chưa thực sự có uy tín và được chấp nhận trên thị trường thế giới, đặc biệt đối với hàng xuất khẩu vì chưa có cơ chế thừa nhận tương đương.

Đăng ký hoạt động theo Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT quy định đăng ký hoạt động chứng nhận NNHC theo TCVN 11041 do cơ quan quản lý chuyên ngành tại Bộ NN-PTNT không bao gồm đăng ký hoạt động chứng nhận NNHC của các tiêu chuẩn quốc tế...

Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp cho hay: Hiện nay, chúng ta chưa có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại sản phẩm. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1104:2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2015 chưa thật sự đi vào cuộc sống đã phải chuẩn bị để thay thế bằng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017 (đang dự thảo) với các quy định chi tiết hơn.

Theo chuyên gia Nguyễn Đăng Nghĩa, việc hoàn thiện các Tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm hữu cơ, hài hòa với quốc tế là rất cần thiết cho mọi thành phần tham gia.

Mai Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Nông nghiệp hữu cơ lan tỏa khắp cả nước

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Ở nơi vật nuôi được vui tươi, hạnh phúc và đối xử nhân đạo

Ở nơi vật nuôi được vui tươi, hạnh phúc và đối xử nhân đạo

Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…

Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở Sơn La

Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở Sơn La

(Sơn La) - Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở các địa phương, toàn tỉnh triển…

Giải đáp những băn khoăn của nông dân khi làm nông nghiệp hữu cơ

Giải đáp những băn khoăn của nông dân khi làm nông nghiệp hữu cơ

(Đồng Tháp) Để thuyết phục được nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều…

Lâm Đồng: Triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tổ chức cấp 08 giấy chứng nhận

Lâm Đồng: Triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tổ chức cấp 08 giấy chứng nhận

Trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xây dựng, triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông…

Nông nghiệp hữu cơ giúp nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi

Nông nghiệp hữu cơ giúp nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi

(Hà Nội) – Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2025 có diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng…

Hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp chuyển hướng sang hữu cơ

Hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp chuyển hướng sang hữu cơ

(Sơn La) - Phong trào sản xuất nông nghiệp hướng theo hữu cơ tại Sơn La được các hộ dân…

Giống cây trồng tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất hữu cơ?

Giống cây trồng tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất hữu cơ?

Các dự án sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tổ chức liên kết giữa nông dân và các…

Phong trào nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh ở trong nước và nhiều tiềm năng để xuất khẩu

Phong trào nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh ở trong nước và nhiều tiềm năng để xuất khẩu

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện nay, bởi phương…

Chuyện nông dân Bắc Hà tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ

Chuyện nông dân Bắc Hà tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ

Tỉnh Lào Cai đang rà soát, khoanh vùng khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Phát triển phân bón hữu cơ một cách hợp lý: Yếu tố quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Phát triển phân bón hữu cơ một cách hợp lý: Yếu tố quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Nông nghiệp xanh, bền vững đang là xu thế của thời đại và phân bón hữu cơ đóng một vai…

Tin mới cập nhật

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…

Chương trình OCOP giúp tăng 12% giá trị sản phẩm: Hãy ưu tiên chế biến sâu

Chương trình OCOP giúp tăng 12% giá trị sản phẩm: Hãy ưu tiên chế biến sâu

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…

Ở nơi vật nuôi được vui tươi, hạnh phúc và đối xử nhân đạo

Ở nơi vật nuôi được vui tươi, hạnh phúc và đối xử nhân đạo

Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…

Thái Nguyên: Xác định phát triển cây chè trở thành thương hiệu quốc gia

Thái Nguyên: Xác định phát triển cây chè trở thành thương hiệu quốc gia

Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Báo động ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Đệm lót sinh học có là giải pháp khả thi?

Báo động ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Đệm lót sinh học có là giải pháp khả thi?

Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…

WinEco tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Đồng Nai

WinEco tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Đồng Nai

Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…