Sung sướng là cảm giác của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống ở 3 xã Tu Lý, Hào Lý, Hiền Lương (huyện Đà Bắc, Hòa Bình) khi có công trình nước sạch tập trung đi vào hoạt động, phục vụ bà con nhân dân.
Sung sướng, phấn khởi
Nhiều năm trước, người dân xã Hào Lý luôn trong tình trạng không có nước sạch để dùng. Không có nước sạch, bà con vùng cao buộc phải sử dụng nguồn nước giếng khoan đã bị nhiễm đá vôi.
Ông Đinh Văn Kín (thôn Tân Lý, xã Hào Lý) khoe, còn gì sung sướng hơn khi nước sạch đã về tới tận ngõ, tận nhà. Giờ, chỉ việc vặn vòi là có nước sạch để dùng, không phải lo lắng, suy nghĩ gì nữa. Yên tâm rồi.
Người dân xã Hào Lý được sử dụng nguồn nước sạch. Ảnh: Mai Chiến
Chỉ tay vào giếng nước ngoài đầu ngõ đã bỏ hoang nhiều tháng nay, ông Kín bảo, trước đây khi chưa có nước sạch, gia đình ông vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan để phục vụ ăn uống, tắm rửa, dẫu biết rằng nguồn nước này đã bị nhiễm đá vôi, vị chua chua, mùi hơi ngai ngái, rất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Năm 2016, công trình nước sạch triển khai thi công trên địa bàn, ông đã tiên phong đi đầu đăng ký với đơn vị thi công để được đấu nối nước sạch. Và, kêu gọi bà con trong thôn, xóm tham gia đóng góp tiền, kéo đường ống, lắp đặt đồ để được sử dụng nước từ công trình.
“Nhẩm tính, vợ chồng ông tôi sử dụng hết khoảng 10m3 nước sạch/tháng. Với giá mua là 4.300 đồng/m3, mỗi tháng gia đình chỉ mất hơn 40.000 đồng. Số tiền cũng không quá lớn, tội gì không dùng nước sạch”, ông Kín thổ lộ.
Rời khỏi nhà ông Kín, tôi ghé thăm nhà anh Đinh Văn Thế. Anh Thế bảo, gia đình anh dùng nước sạch đã được một thời gian. Nguồn nước đảm bảo, không có cặn bã, khi đun sôi lên để pha trà uống rất ngon.
“Được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, mọi sinh hoạt trong gia đình tiện lợi hơn, sức khỏe được cải thiện đáng kể, không còn phải lo bệnh ngoài da. Và, cũng không phải lo sợ việc phải dùng nước giếng khoan ô nhiễm nữa”, anh Thế phấn khởi.
Ông Xa Văn Binh, Trưởng thôn Tân Lý (xã Hòa Lý) cho biết, toàn thôn có 112 hộ, 461 nhân khẩu. Trước đây, các hộ dân trong thôn chủ yếu là sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt nên không đảm bảo về sức khỏe.
Khi biết tin sắp có nước sạch để dùng, bà con vui lắm. Ai cũng phấn khởi. Chỉ sau vài ngày tuyên truyền về việc đăng ký đấu nối, lắp đặt đường ống, người dân trong thôn đã thôn ủng hộ gần 100%.
Dẫn chúng tôi đi tham quan công trình nước sạch nằm tít trên đỉnh đồi, anh Quách Mạnh Hùng, phụ trách công trình chia sẻ, công trình đi vào hoạt động từ năm 2016 với công suất 600m3/ngày - đêm, phục vụ cho 1.400 hộ dân thuộc 3 xã Tu Lý, Hào Lý, Hiền Lương.
Từ khi công trình nước sạch đi vào hoạt động, chưa xảy ra sự cố gì, nguồn nước đảm bảo, hợp vệ sinh. Bà con sử dụng nước cảm thấy yên tâm, không còn lo ngại về sức khỏe, bệnh ngoài da.
100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2045
Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ quan điểm. Coi việc cấp nước sạch an toàn và vệ sinh nông thôn là nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sổng cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo an ninh nguồn nước, phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Anh Quách Mạnh Hùng, phụ trách công trình nước sạch kiểm tra lại hệ thống trước khi vận hành. Ảnh: Mai Chiến
Hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng. Đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, thu hút mọi nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình, đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững.
Phát triển hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với văn hóa, tập quán, điều kiện cụ thể từng vùng, đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng của ngành, lĩnh vực khác, đảm bảo an toàn, bền vững trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Trong đó, đặt mục tiêu đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chông dịch bệnh.
Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đàm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2030, cả nước có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày.
100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sình cá nhân.
Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xừ lý chất thải chăn nuôi.
Đến năm 2045, phấn đấu cả nước có 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.
“Nhà nước ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo”, Chiến lược nhấn mạnh. |
Mai Chiến
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Sự kiện “Linh Thiêng Hào Khí Thăng Long, Rạng Danh Con Cháu Lạc Hồng – Doanh Nhân Đất Việt Chắp…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…