Kiên Giang - Với vai trò quan trọng của nuôi tôm trong phát triển thủy sản tỉnh, Kiên Giang đã có định hướng rõ ràng cho việc đầu tư, phát triển nuôi tôm.
Kiên Giang có định hướng rõ ràng cho việc đầu tư, phát triển nuôi tôm
Tôm chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam với doanh thu hàng tỉ USD mỗi năm. Riêng tỉnh Kiên Giang, những con số thống kê từ đầu năm 2022 cho thấy nuôi tôm đang ngày một được nhân rộng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
5 tháng đầu năm 2022, Kiên Giang đã thả nuôi tôm nước lợ hơn 128.860 ha, đạt 91,5% kế hoạch với nhiều hình thức như: Nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp, nuôi quảng canh – quảng canh cải tiến và tôm – lúa. Sản lượng tôm thu hoạch hơn 38.690 tấn, đạt 35,6% kế hoạch năm, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, giá tôm từ đầu năm cao nên bà con rất phấn khởi. Hiện giá tôm sú (30 con/kg) giá 200.000 – 210.000 đồng/kg, tôm thẻ (100 con/kg) giá 105.000 – 110.000 đồng/kg, tôm càng xanh trên dưới 100.000 đồng/kg.
Chính vì thế, Sở NN&PTNT Kiên Giang quy hoạch đến năm 2030 diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 145.440 ha, với 3 loại hình chính là: nuôi công nghiệp – bán công nghiệp, nuôi quảng canh – quảng canh cải tiến và tôm – lúa; sản lượng khoảng 159.345 tấn. Đồng thời Kiên Giang đặt mục tiêu kiểm soát được môi trường, dịch bệnh và an toàn thực phẩm trên toàn bộ diện tích canh tác.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, ông Quảng Trọng Thao cho biết, trong tương lai tỉnh sẽ chuyển một phần diện tích nuôi tôm quảng canh – quảng canh cải tiến kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp, với tổng diện tích chuyển đổi khoảng 20.000 – 25.000 ha.
Hình thức nuôi tôm – lúa sẽ được chú trọng nhân rộng ở các huyện vùng U Minh Thượng và Gò Quao, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các hình thức liên kết sản xuất theo hướng phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
Để phát phát nuôi tôm nước lợ, Kiên Giang chú trọng đầu tư phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp tại các vùng, kèm theo ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất nuôi, giảm giá thành sản xuất.
Cuối cùng, để phát triển nuôi tôm theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, bền vững, Kiên Giang tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ con giống, vật tư đầu vào, nuôi thương phẩm đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; trong đó, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất. Ngành thủy sản tỉnh thành lập và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất như: Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại các vùng nuôi tôm nước lợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, ngành Thủy sản Kiên Giang sẽ kết nối với các viện khoa học, doanh nghiệp để có được những công nghệ nuôi tôm ưu việt và đáp ứng được các tiêu chuẩn như: VietGAP, hữu cơ… đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực ở các địa phương, xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản…, hay việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong chế biến và xuất khẩu… sẽ luôn được chú trọng trong chiến lược phát triển nuôi tôm của Kiên Giang.
Hà Dũng (t/h)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…
Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…
Ngày 23-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo Các giải…
Hải Dương hiện nay có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với…
Ngoài giải quyết được bài toán giúp nông dân quản lý trang trại 4.0, anh Tuấn mong muốn sẽ phát…
Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm…
Sáng 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa…
Sáng nay 17/11, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông…
Để tạo sự chuyển biến trong sản xuất, chăn nuôi, khai thác và phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng,…
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, có hơn 710 mã số vùng trồng đã bị thu…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…