09:01 19/01/23 Print

Phân bón hữu cơ lên "ngôi" (bài 1): Biến rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ

Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí sản xuất, chất lượng nông sản được nâng lên...

Rau tươi tốt nhờ bón phân hữu cơ

Hội Nông dân tỉnh Nam Định cho biết, năm 2018, mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” bắt đầu được triển khai trên địa bàn xã Hải Lý (huyện Hải Hậu) với 212 hộ tham gia.

Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 1 thùng phuy nhựa ủ rác hữu cơ có dung tích chứa gần 220 lít. Sau khi được tập huấn quy trình ủ rác hữu cơ thành phân bón, 100% các hộ tham gia mô hình đều bắt tay vào thực hiện.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Hải Hậu phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn cho các hội viên. Ảnh Mai Chiến

Là hội viên trực tiếp tham gia mô hình, chị Nguyễn Thanh Dáng (xóm B, xã Hải Lý) chia sẻ, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón, gia đình chị đã thực hành và kết quả mang lại rất tốt.

Theo đó, chị gom hết rác thải hữu cơ sinh hoạt hàng ngày như vỏ trái cây, thức ăn thừa, rau, củ, quả... cho vào thùng. Khi rác dày khoảng 30cm, chị Dáng pha tỷ lệ men vi sinh phù hợp với nước và phun đều trên bề mặt để ủ thành phân bón.

Chị Dáng bảo, từ khi thực hiện mô hình này, gia đình chị đã thay đổi thói quen vứt rác thải sinh hoạt ra vườn nên đảm bảo vệ sinh, tạo cảnh quan sạch đẹp cho gia đình.

“Toàn bộ phân bón hữu cơ thu được, gia đình tôi bón cho vườn cây ăn trái, rau xanh; nhờ đó vườn cây ít bị sâu bệnh phá hoại, tươi tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ, gia đình tôi tiết kiệm được 1 khoản chi phí mua phân bón hóa học”, chị Dáng nói.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hải Hậu cho hay, từ kết quả mô hình được triển khai tại xã Hải Lý, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn triển khai nhân rộng mô hình tới toàn thể cán bộ, hội viên, nhân dân trên toàn huyện, với tinh thần lấy sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên làm tiên phong thực hiện.

Được sự giúp đỡ của các cấp, thời gian qua, xã Hải Phú (huyện Hải Hậu) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động có hiệu quả, nhờ vậy người dân đã hưởng ứng tích cực.

Ông Trần Văn Đang, Chủ tịch UBND xã Hải Phú thông tin, toàn xã có khoảng 3.000 hộ với trên 10.000 nhân khẩu; trung bình mỗi tháng Tổ dịch vụ vệ sinh môi trường xã thu gom gần 170 tấn rác các loại.

Do việc phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình được thực hiện tốt, nên đã giảm tải lượng rác thải hữu cơ rất lớn về khu xử lý rác; đảm bảo tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn xã đạt trên 90%.

Xuất hiện những cách làm sáng tạo

Theo bà Nguyễn Thị Hoa, những năm qua nhiều mô hình bảo vệ môi trường được Hội Nông dân huyện Hải Hậu chú trọng triển khai trên địa bàn, do đó các mô hình, phong trào đã phát huy được hiệu quả. Từng bước được nhân rộng, không chỉ tại các đơn vị trong huyện mà còn là mô hình điểm để nhân rộng ra các đơn vị khác của tỉnh.

Nông dân Hải Hậu xử lý rác thải bằng chế phẩm sinh học. Ảnh: Mai Chiến

Để các mô hình nhân rộng đạt hiệu quả, các cấp Hội trong huyện đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về hiệu quả mà mô hình đem lại; tổ chức các buổi tham quan học tập tại các đơn vị làm tốt.

Thường xuyên chú trọng mở các lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng thùng và hướng dẫn bà con sử dụng men vi sinh như Emic, Sumitri trong quá trình ủ rác.

Bên cạnh đó, hướng dẫn Hội Nông dân các xã, thị trấn thành lập “Tổ quản lý” để hướng dẫn kỹ thuật xử lý và phân loại rác thải tới hội viên, nông dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện mô hình.

“Song song với xử lý rác thải hữu cơ bằng thùng ủ, Hội Nông dân huyện Hải Hậu còn triển khai xử lý rác thải hữu cơ bằng hố chôn lấp rác thải. Từ đơn vị xã Hải Lý, sau hơn 2 năm triển khai mô hình, đến nay 100% Hội Nông dân các cấp trong huyện Hải Hậu đã triển khai thực hiện”, bà Nguyễn Thị Hoa thông tin thêm.

Bà Hoa cho biết thêm, trong quá trình triển khai thực hiện mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”, nhiều đơn vị đã có cách làm sáng tạo.

Điển hình như xã Hải Bắc đã tự chế ra nắp đậy bằng tấm bê tông cốt thép có kích thước 80cm x 80cm, có cửa bỏ rác 35cm x 35cm; nắp đậy đảm bảo kín không có mùi hôi phát tán; giá thành nắp đậy chỉ bằng một nửa giá thành của nắp đậy bằng vật liệu composite. Hoặc, xã Hải Trung làm nắp bằng tôn mạ khung sắt hộp có độ bền cao, chi phí thấp…

Bà Hoa nhấn mạnh, có thể nói, hiệu quả từ mô hình đem lại thiết thực, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư ở Hải Hậu.

Đến nay, mô hình đã được nhân rộng trên địa bàn huyện Hải Hậu và trở thành phong trào sâu rộng trong các hộ gia đình hội viên nông dân; với tổng số 1.552 thùng, trên 1.000 hố có nắp đậy xử lý bằng men vi sinh và trên 14.500 hố rác tại các hộ gia đình xử lý, tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

“Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Hải Hậu sẽ tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo nhân rộng mô hình tại các thôn, xóm, tổ dân phố. Đây là việc làm cụ thể của Hội được các cấp, ngành đánh giá cao, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, sạch đẹp”, bà Nguyễn Thị Hoa bộc bạch.

Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định chia sẻ, việc đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích, giá trị. Cụ thể, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong sản xuất nông nghiệp; cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định; tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn, cân bằng vi sinh vật, hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất, giảm ô nhiễm môi trường; hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ, tiết kiệm nước tưới; nâng cao chất lượng nông sản, hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng; tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích…

“Việc phát triển sản xuất phân hữu cơ quy mô nông hộ, trang trại, gia trại có thuận lợi là có thể tận dụng được lao động và nguồn nguyên liệu sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật thực hiện đơn giản, dễ làm”, ông Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.

Mai Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Phân bón hữu cơ lên "ngôi" (bài 1): Biến rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…

 Canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị nông sản

Canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị nông sản

Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cây trồng từ…

Hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi ở Tuyên Quang

Hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi ở Tuyên Quang

Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…

Chàng trai đổi đời nhờ nông nghiệp hữu cơ vì dám làm khác, nghĩ khác...

Chàng trai đổi đời nhờ nông nghiệp hữu cơ vì dám làm khác, nghĩ khác...

Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…

Yên Mô tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Yên Mô tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…

Vì sao nông dân không mặn mà tái đăng ký VietGAP

Vì sao nông dân không mặn mà tái đăng ký VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…

Sơn La: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Sơn La: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…

Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…

Tin mới cập nhật

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin