HÀ NỘI - Những năm qua, huyện Ba Vì đã khai thác tối đa tiềm năng phát triển đàn bò thịt, đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi bò theo hướng an toàn sinh học và khai thác thế mạnh nguồn thức ăn thô...
Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững, an toàn. Ảnh: Xuân Hiền
Theo ông Chu Xuân Cừ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì, để nâng cao chất lượng đàn bò, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi bò thịt đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu chọn tạo giống bò thịt năng suất, chất lượng cao để sản xuất, cung ứng cho thị trường.
Qua đó, từng bước kiểm soát nguồn giống, hạn chế dịch bệnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Các địa phương trên địa bàn huyện đã tuyên truyền, vận động người dân thực hiện lai giữa giống bò vàng, bò cóc địa phương với giống bò Sind ngoại để tạo ra con lai F1 thích nghi được với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ít bệnh, dễ nuôi, kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng thịt cao.
Bà con nông dân thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò. Ảnh: Xuân Hiền
Theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện Ba Vì có tổng đàn bò hơn 40 nghìn con, gồm trên 8 nghìn con bò sữa tập trung chủ yếu ở 3 xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Yên Bài. Chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện chủ yếu theo hình thức nông hộ. Trong đó, toàn huyện khoảng 1,6 nghìn hộ nuôi bò sữa, bình quân nuôi từ 5-6 con/hộ. Một số hộ quy mô từ 20-30 con. Năng suất sữa bình quân đạt 14-15 kg/ngày. Chăn nuôi bò sữa trở thành một nghề cho thu nhập khá, nhiều hộ có thu nhập từ 300-500 triệu đồng/năm từ nuôi bò sữa.
Đối với chăn nuôi bò thịt, huyện Ba Vì đã quy hoạch và hình thành được 10/31 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm với tổng đàn bò thịt đạt trên 20 nghìn con, quy mô bình quân 5 con/hộ. Toàn huyện có gần 150 trang trại bò với quy mô từ 20 con trở lên, có trang trại chăn nuôi, vỗ béo từ 80-100 con bò thịt… Hiện huyện có khoảng 16,5 nghìn con bò cái nền, trước năm 2000, đàn bò cái nền Ba Vì chủ yếu là bò vàng (bò cóc) có thể trạng thấp, bé. Thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò, hiện nay đàn bò cái nền cơ bản là bò lai Zebu (lai Sind, Bratmam…).
Đặc biệt, trong phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện là công tác cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò. Cơ bản đàn bò trên địa bàn huyện được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hàng năm có trên 15 nghìn bê lai các giống bò chuyên thịt năng suất, chất lượng cao như BBB, Agus, Zebu, Batmam, Wagyu… được sinh ra từ chương trình thụ tinh nhân tạo. Bê sinh trưởng nhanh, giá bán cao hơn so với bê thông thường cùng độ tuổi từ 5-7 triệu đồng/con.
Ba Vì không ngừng nâng cao chất lượng bò thịt theo hướng an toàn sinh học. Ảnh: Xuân Hiền
Đồng thời, từ khi triển khai dự án lai tạo giống bò BBB trên nền bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt ở toàn bộ các xã trên địa bàn huyện, đến nay đã có gần 30 nghìn con bê lai F1 BBB được sinh ra. Bê sinh ra tăng trọng nhanh, gấp 1,2-1,3 lần so với các loại bê khác. Trung bình một con bê lai BBB 6 tháng tuổi cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 triệu so với các giống bò khác.
Mặt khác, để phát triển đàn bò thịt, huyện Ba Vì đã khuyến khích các xã trên địa bàn tập trung phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi nhằm chuyển đổi từ chăn nuôi kinh nghiệm sang chăn nuôi có kỹ thuật, an toàn sinh học. Cùng với đó, huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ người chăn nuôi tuyển chọn đàn bò cái nền đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tạo cơ sở cho việc cải tạo giống.
Trao đổi với PV Tòa soạn Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, ông Chu Xuân Cừ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì chia sẻ: “Tiến tới chúng tôi tiếp tục tạo điều kiện cho người dân thông qua các cơ chế chính sách về đất đai dần dần chuyển theo hướng chăn nuôi tập trung, xóa bỏ dần chăn nuôi nông hộ, dứt khoát phải đảm bảo vệ sinh môi trường… Ngoài ra, huyện còn chú trọng công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm bò thịt thông qua việc thu hút doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm, mở các điểm bán sản phẩm bò thịt, thu mua sữa bò...”
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh – UVBTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì, Trưởng Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” phát biểu chúc mừng các hộ được nhận bò giống sinh sản. Ảnh: Xuân Hiền
Để chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững, ngoài việc tiếp tục tập huấn, hướng dẫn các hộ dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong việc lai tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò, các địa phương trong huyện đang khuyến khích chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn thô, xanh; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để chế biến, nâng cao chất lượng thức ăn. Đồng thời, các hộ thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh. |
Xuân Hiền
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Sinh trưởng trên vùng đất cằn, bưởi Phúc Trạch đã bén rễ trở thành thứ quả đặc sản của huyện…
Tây Nguyên là vùng đất đỏ bazan màu mỡ, thuận tiện cho các loại cây trồng phát triển đặc biệt…
Chỉ cần mua giống rồi trồng 1 lần, nếu được chăm sóc tốt thì những rừng tre mét có thể…
Nấm ăn sản xuất tại Công ty TNHH Long Hải (CCN Kim Sơn, TX Đông Triều) với 4 loại chính,…
Chuyển đổi giống cây trồng là chương trình quan trọng, qua đó đa dạng hóa ngành Nông nghiệp, góp phần…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…