16:01 05/01/23 Print

Phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm theo hướng VietGAHP

Vĩnh Phúc - Thời gian qua, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc thực hiện mô hình phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn thương phẩm theo VietGAHP với quy mô 1.000 con được triển khai trên địa bàn các huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch và thành phố Vĩnh Yên.

Một trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. 

Đặc biệt, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc đã hỗ trợ 50% chi phí thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, hệ thống xử lý chất thải; tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ lợn sống đạt 100%, tiêu tốn 2,4 kg thức ăn/1kg trọng lượng; trọng lượng bình quân đạt 105kg.

Gia đình ông Đỗ Trung Lương, xã Tiên Lữ, Lập Thạch trước đây, chủ yếu chăn nuôi lợn theo kiểu truyền thống, ít quan tâm tới vệ sinh chuồng trại và khi xảy ra dịch bệnh thì lạm dụng thuốc kháng sinh làm cho lợn có khỏi bệnh nhưng chậm phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường bị ô nhiễm.

Khi tham gia mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm theo VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm Khuyến nông, tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn quy trình chăn nuôi theo VietGAHP; ghi chép sổ sách chi tiết các khâu của quá trình chăn nuôi từ khi nhập giống đến khi xuất bán giết mổ; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; chuồng trại được cải tạo đảm bảo đúng quy trình; công tác tiêu độc, khử trùng bên trong và ngoài chuồng trại được thực hiện định kỳ 2 lần/tuần; chất thải được thu dọn thường xuyên, đóng bao và xử lý trước khi đem ra ngoài trang trại.

Vì thế, đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt và ký kết được hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nên giá bán lợn thương phẩm cao hơn 2.000đ/kg so với ngoài mô hình, đem lại thu nhập cao.

Theo đó, nuôi lợn theo chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thương phẩm VietGAHP có nhiều ưu điểm như dịch bệnh giảm, tiết kiệm chi phí đầu tư, vật nuôi khỏe, tạo nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và cho lợi nhuận cao hơn 12% so với nuôi truyền thống. Vì thế, gia đình vẫn tiếp tục chăn nuôi theo quy trình VietGAHP.

Cũng trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các địa phương thực hiện mô hình ứng dụng mạ khay cấy máy trong sản xuất lúa với quy mô 50 ha, tại xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên cho năng suất đạt 6,6 tấn/ha; cải tạo đàn bò địa phương theo hướng nâng cao giá trị với quy mô 800 con bò cái được triển khai trên địa bàn các huyện: Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô và thành phố Phúc Yên; xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản theo VietGAHP với quy mô 10.000 con được triển khai trên địa bàn 2 huyện: Bình Xuyên, Tam Dương.

Đồng thời, ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao với quy mô 3 ha triển khai tại 2 huyện: Bình Xuyên và Yên Lạc; nuôi cá lồng giá trị cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với quy mô 1.500 m3 tại các huyện: Sông Lô, Lập Thạch, tăng trưởng bình quân đạt 0,42kg/tháng.

Đến nay, Trung tâm đã triển khai hỗ trợ gần 1.800ha sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP; trong đó, năng suất cây bí đỏ đạt 15 - 25 tấn/ha, cây dưa chuột đạt từ 30 - 55 tấn/ha, cây ớt đạt từ 13,3 - 25 tấn/ha, cây cà chua đạt 20 - 55 tấn/ha, cây khoai tây đạt 16,3 - 20 tấn/ha và rau, củ, quả các loại đạt 20,8 - 50,6 tấn/ha; các loại rau, quả cho lãi trung bình từ 80 - 298 triệu đồng/ha.

Việc hỗ trợ sản xuất rau, quả hàng hóa an toàn theo VietGAP đã giúp người sản xuất mở rộng diện tích trồng rau, quả an toàn, tăng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho xã hội, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, duy trì và phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, chuyên canh trên địa bàn tỉnh.

Trâng trại nuôi lợn công nghệ cao của gia đình ông Phạm Văn Hải, thôn Tân Cương, xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc).

Ngoài các mô hình khuyến nông của tỉnh, trung tâm còn triển khai các dự án khuyến nông Quốc gia gồm: Mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc, quy mô 10ha tại xã Đức Bác, Sông Lô; phát triển chăn nuôi gà thịt thương phẩm theo VietGAHP với quy mô 7.000 con tại 2 huyện: Sông Lô và Tam Dương; mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học với quy mô 100 con tại 2 huyện: Vĩnh Tường và Sông Lô; dự án nuôi trai lấy ngọc phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu với quy mô 1,5 ha tại Vĩnh Tường, Yên Lạc và Bình Xuyên.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Kết quả thực hiện các mô hình, dự án khuyến nông đã tạo điều kiện cho nông dân thay đổi phương thức sản xuất, tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; quy chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, được cấp mã số vùng trồng, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hình thành những trang trại, gia trại sản xuất hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thời gian tới, trung tâm tiếp tục là cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, gắn kết giữa nhà thu mua nông sản với nông dân thông qua các hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm.

Xuân Hiền (T/h)

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm theo hướng VietGAHP

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…

Tin mới cập nhật

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng