12:10 04/10/21 Print

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững ở các quốc gia châu Á

Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong việc sử dụng công nghệ ở các vùng nông thôn châu Á kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Việc sử dụng đất và các kỹ thuật mới đã giúp cải thiện sản lượng nông nghiệp và cứu người dân châu Á khỏi nạn đói và sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng.

Tăng trưởng nông nghiệp xanh (AGG) là một khuôn khổ đầu tư nhằm giải quyết vấn đề sản xuất lương thực nhiều hơn bằng việc duy trì đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ hệ sinh thái trong điều kiện đất đai và tài nguyên hữu hạn. Khung AGG xác định các cơ hội hiện tại và đang xuất hiện để làm hài hòa giữa phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực trong khu vực với việc giảm đói nghèo tại địa phương và bảo tồn hệ sinh thái. Trong khuôn khổ này, các nhà đầu tư quốc tế, quốc gia, chính phủ các nước, chính quyền địa phương và toàn xã hội bao gồm nông dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ cùng hợp tác thực hiện.

Khu vực Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Hơn 42% người nghèo trên thế giới có thu nhập dưới 1,25USD/ngày nằm ở khu vực này. Tình trạng suy dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ chiếm số lượng lớn với gần 21% dân số bị suy dinh dưỡng, 41% trẻ em bị thiếu cân nặng và 8% qua đời trước khi lên 5 tuổi.

Gia tăng dân số cùng với tăng trưởng kinh tế đã gây áp lực lớn lên ngành nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai về an ninh lương thực và dinh dưỡng. Các nhà hoạch định chính sách ở khu vực Nam Á nhận định rằng giải pháp cho các vấn đề trên nằm ở một nền kinh tế xanh. Tăng trưởng nông nghiệp và bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong chiến lược này. Việc sử dụng các yếu tố đầu vào không hiệu quả như nguồn nước, phân bón và tài nguyên thiên nhiên làm suy giảm năng suất cây trồng dẫn đến giảm lợi nhuận. Giá lương thực tăng cao, các chính sách về sản phẩm nội địa và chính sách thương mại không ổn định, các thể chế nông nghiệp suy yếu đã làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở khu vực này.

Một nghiên cứu của Viện Nguyên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) cho thấy khả năng sản lượng nông nghiệp sẽ thấp hơn đáng kể do biến đổi khí hậu đặc biệt ở Nam Á và các hộ gia đình nhỏ là những người dễ bị tổn thất lớn nhất trước biến đổi khí hậu vì khả năng chịu đựng rủi ro của họ rất thấp. Để khắc phục những vấn đề này, chính phủ các quốc gia Nam Á đã đưa ra những chính sách thích hợp để hỗ trợ người nông dân, bao gồm việc cung cấp các công nghệ như bảo tồn nông nghiệp, cải tiến giống cây trồng, các sáng kiến về thể chế như các kế hoạch nền kinh tế xanh bền vững và xóa đói giảm nghèo của các hợp tác xã nông nghiệp hay công ty.

Ấn Độ

Một trong các quốc gia Nam Á đã có những biện pháp tập trung vào an ninh lương thực quốc gia để đảm bảo thu nhập an toàn cho người dân đó là Ấn Độ.

Cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ được đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều loại hạt giống và phân bón có năng suất cao, giúp tăng đáng kể năng suất đất đai. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Ban Hội thẩm để đề xuất các biện pháp giúp tăng gấp đôi thu nhập của người nông dân cho đến năm 2022.

alt
 Nông dân Ấn Độ làm việc trên đồng ruộng (Ảnh: The Wire)

Rào cản đầu tiên cần vượt qua là sự suy giảm năng suất. Dữ liệu từ năm 2013 cho thấy, sản lượng gạo trung bình của Ấn Độ trên mỗi hecta thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia. Để vượt qua tình trạng này, Ấn Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng Cầu vồng” bằng cách chuyển từ trồng lúa mì sang các loại ngũ cốc. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ để sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn nước khan hiếm.

Ngoài ra, một trong những rào cản lớn nhất để nâng cao năng suất nông nghiệp đó là việc thiếu các công nghệ mới mang tính đột phá. Hệ thống Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Ấn Độ vốn đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng xanh thì trong những năm gần đây chưa có tính đột phá lớn mà một trong những nguyên nhân là thiếu nguồn lực tài chính. Trong khi Ấn Độ chi 31% GDP nông nghiệp cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thì Trung Quốc đã chi gần gấp đôi. Ngay cả người hàng xóm là Bangladesh cũng dành hơn 38% GDP nông nghiệp cho việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.

Nhật Bản

Một quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á đã có nền nông nghiệp trong đô thị nổi bật bởi áp dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tính bền vững và thân thiện với sinh thái đó là Nhật Bản. Có thể nói sản lượng nông nghiệp ở khu vực đô thị Nhật Bản chiếm một phần ba tổng sản lượng nông nghiệp của cả nước. Nông dân đô thị chiếm 25% số hộ nông dân của quốc gia này. Ngay cả ở Tokyo, một trong những thành phố lớn và luôn đông đúc nhất thế giới, nơi mạng lưới đường sắt, các tòa nhà, hệ thống điện phức tạp, nông nghiệp đô thị vẫn có thể cung cấp lương thực cho gần 700.000 cư dân ở thành phố này.

alt

Nông nghiệp trong đô thị tại Nhật Bản (Ảnh: Far Eastern Agriculture)

Nông nghiệp trong đô thị Nhật Bản cung cấp nguồn sản phẩm tươi và an toàn bao gồm các loại cây hữu cơ, sử dụng ít hóa chất. Hình thức nông nghiệp trong đô thị đã mở ra cơ hội cho người dân đô thị tham gia vào các hoạt động nông nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Hình thức này còn mở rộng không gian cho việc quản lý thiên tai, bao gồm phòng chống cháy lan trên diện rộng, mở không gian sơ tán cho người dân khi động đất xảy ra. Không những vậy, nông nghiệp trong đô thị còn mở ra không gian xanh cho các hoạt động giải trí cá nhân. Quan trọng nhất là người dân sẽ nhận được sự giáo dục để nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề nông nghiệp bền vững.

Ngoài các vấn đề trên, nông nghiệp trong đô thị còn đóng góp tích cực vào sự bền vững và phúc lợi ở các thành phố của Nhật Bản. Ví dụ, bằng cách tăng diện tích đất bề mặt có thể giúp tăng hiệu quả quản lý nước mưa, giảm hiệu ứng đảo nhiệt. Nông nghiệp trong đô thị cũng có thể đóng góp cho các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học bằng cách cung cấp môi trường sống và quản lý các loài thực vật ở địa phương. Hơn nữa, nó còn có thể cung cấp nguồn năng lượng sinh học từ việc quản lý rừng.

Mặc dù nông nghiệp ở các thành phố Nhật Bản đem lại nhiều lợi ích thực tế và tiềm năng nhưng nó cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Chỉ trong thập kỷ qua, việc sử dụng đất nông nghiệp đã giảm hơn 40% do các tác động liên quan đến đô thị. Số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực thành thị cũng giảm đáng kể, chẳng hạn như ở Tokyo, số gia đình tham gia vào hoạt động nông nghiệp đã giảm 60% kể từ năm 1975.

Những thách thức đối với nông nghiệp trong đô thị Nhật Bản xuất phát từ nhân khẩu học, các rào cản về thuế, thương mại hóa và chuyển đổi năng suất. Mặc dù có nhiều trở ngại nhưng nền nông nghiệp trong đô thị của Nhật Bản vẫn có nhiều cơ hội để tăng trưởng bền vững và đảm bảo phúc lợi địa phương dựa trên các khía cạnh về quản trị, kinh tế, môi trường và xã hội. Nhật Bản áp dụng những cách tiếp cận khái niệm mới trong đó đẩy mạnh việc quản lý các hệ sinh thái địa phương phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phát triển các mạng lưới sản xuất bền vững là nền tảng để đạt được một nền kinh tế tăng trưởng xanh. Người tiêu dùng Nhật Bản trồng cây nông nghiệp ở khu vực đô thị đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc thành lập các mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở các thành phố có thể đóng góp vào sự bền vững và tạo ra cơ hội phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhật Bản có xây dựng một cơ chế đổi mới tài chính, theo đó chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái đô thị và đa dạng sinh học, bồi thường kinh tế cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường là một sự sáng tạo tích cực để tạo ra một nền kinh tế xanh.

Thái Lan

Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp. Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã có những biện pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trong đó có việc xây dựng các thành phố nông nghiệp xanh. Trong năm 2014, 6 tỉnh, thành phố của Thái Lan đã được lựa chọn để phát triển thành các thành phố nông nghiệp xanh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, phù hợp với văn hóa địa phương.

Dự án “Thành phố Nông nghiệp xanh” đã được Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đưa ra như một dự án hàng đầu trong năm tài chính 2014 để hỗ trợ phát triển tăng trưởng xanh.

alt

Trồng lúa ở Thái Lan (Ảnh: Nikkei Asian Review)

6 địa điểm được thí điểm bao gồm Chiang Mai ở phía Bắc, Nong Khai và Si Sa Ket ở vùng Đông Bắc, Chanthaburi ở phía Đông, Phatthalung ở phía Nam và Ratchaburi ở miền Trung. Dự án bao gồm việc phát triển tất cả các trang trại, cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Dự án nằm trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia lần thứ 11, giai đoạn 2012-2016. Kế hoạch tập trung vào các nỗ lực hướng tới một thế giới xanh hơn bằng việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng tới sự bền vững.

Thái Lan nhận thấy nhu cầu được sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh của người dân. Bằng cách sử dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nguồn lương thực và năng lượng sạch sẽ được đảm bảo.

Dự án có mục tiêu cải thiện sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng cuộc sống của người nông dân, phù hợp với các chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ của Thái Lan. Chiến lược đã thúc đẩy sự quản lý về tri thức, đổi mới và phát triển chuỗi cung ứng, tăng cường marketing và nâng cao tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Thái Lan, tạo ra sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ thông qua quảng bá thương hiệu.

Cục Khuyến nông Thái Lan đã nhận thức rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp xanh để chuẩn bị cho tự do hóa thương mại trong tương lai. Khi cạnh tranh trên thị trường nông sản toàn cầu ngày càng gay gắt, Thái Lan đã chú trọng phát triển tiềm năng và tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình.

Xu hướng gia tăng về nông nghiệp xanh cũng đảm bảo an toàn cho người nông dân và người tiêu dùng, giúp tăng cường hệ sinh thái nông nghiệp và thúc đẩy nâng cao sức khỏe của người dân.

Nguồn: T/h

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững ở các quốc gia châu Á

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…

Rau hữu cơ - chú trọng chất lượng sản phẩm cho người dùng

Rau hữu cơ - chú trọng chất lượng sản phẩm cho người dùng

Với Vườn rau thủy canh 4.0, chị Lê Thị Thu Cúc (SN 1990, ngụ ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện…

Tin mới cập nhật

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng, một hướng đi nhiều triển vọng

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng, một hướng đi nhiều triển vọng

Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận đạt trung hòa Carbon

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận đạt trung hòa Carbon

Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…

Hội nghị Đại biểu Người lao động Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Hội nghị Đại biểu Người lao động Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng