12:10 04/10/21 Print

“Phiên chợ đêm trên mây” kết nối giao thương đặc sản vùng miền thiết thực, hiệu quả

 

Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, nhất là những đơn vị sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chưa thiết lập được kênh phân phối trực tuyến, có nguy cơ bị đứt gẫy chuỗi cung ứng cho thị trường.

Từ cuối tháng 8-2021 đến nay, vào tối thứ sáu hằng tuần, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội thí điểm tổ chức chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trực tuyến” với tên gọi “Phiên chợ đêm trên mây”. Dù mới đi vào hoạt động, song mô hình đã khẳng định hiệu quả thiết thực, giúp chuỗi cung ứng nông sản không bị đứt gẫy, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tiềm ẩn những diễn biến phức tạp.

Công ty cổ phần Phát triển Ong miền núi livestream quảng bá, bán sản phẩm.

Hơn 1.000 đơn hàng được chốt sau 2 giờ trực tuyến

Tối thứ sáu vừa qua (24-9), ông Lương Văn Phương, Giám đốc Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đã tham gia livestream trong chương trình “Phiên chợ đêm trên mây”.

Một buổi livestream ngắn khoảng 10 phút, nhưng ông đã bán được hàng trăm quả bưởi. Ông Phương phấn khởi giới thiệu: Bưởi đỏ Đông Cao có màu sắc rất bắt mắt, là giống bưởi quý mà Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao đang gìn giữ và phát triển. Hiện nay, Hợp tác xã có 20 hộ trồng bưởi đỏ với khoảng 1.000 cây.

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bưởi đỏ của Hợp tác xã được đánh giá OCOP "4 sao" nên càng khẳng định được giá trị của sản phẩm trên thị trường.

Cũng tham gia “Phiên chợ đêm trên mây”, anh Vũ Văn Ngọc, thành viên Hợp tác xã chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì thông tin: Huyện Ba Vì có lợi thế phát triển chăn nuôi gà thả vườn. Hiện, mỗi tháng, thành viên Hợp tác xã có thể cung cấp ra thị trường từ 20.000 đến 30.000 con gà thịt...

“Việc giết mổ, đóng túi hút chân không, tem nhãn truy xuất nguồn gốc được chúng tôi thực hiện đầy đủ nên khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm”, anh Ngọc khẳng định.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, được tổ chức hình thức trực tuyến tối thứ sáu hằng tuần, mỗi phiên chợ online bên cạnh sự có mặt của chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền, Ban tổ chức còn mời các nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng tham dự, nắm bắt cơ hội hợp tác, liên kết, mua sản phẩm. Riêng buổi kết nối giao thương trực tuyến diễn ra tối thứ sáu vừa qua, chỉ trong 2 giờ, đã có hơn 1.000 đơn hàng được chốt thành công. Đây là kết quả rất đáng khích lệ hỗ trợ người sản xuất...

Đổi mới phương thức tiêu thụ sản phẩm

Để có thành công bước đầu trong việc tổ chức bán hàng trực tuyến, Sở NN&PTNT và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã có sự chuẩn bị chu đáo. Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực của Văn phòng Điều phối, rào cản lớn nhất của phương thức bán hàng trực tuyến chính là độ tin cậy thông tin từ phía người bán khó được kiểm chứng.

Chính vì vậy, sự xuất hiện của bên thứ ba là cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan phối hợp sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc "xác nhận", giám sát các bên thực hiện thỏa thuận, bảo đảm người bán bán hàng đúng chất lượng và người mua có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi nhận được hàng. Mặt khác, với sự hỗ trợ của nền tảng khoa học công nghệ, sự tham gia của các đơn vị truyền thông giúp cho thông tin minh bạch hơn...

Để bảo đảm hiệu quả cho mô hình thí điểm kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trực tuyến, Ban tổ chức yêu cầu các chủ thể khi tham gia phải có hồ sơ đầy đủ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn chứng minh chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, phải có bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra tại phiên chợ. Trong phiên chợ, giá bán sản phẩm cũng sẽ được các chủ thể ưu đãi, khuyến khích khách hàng kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn.

Kết nối giao thương trực tuyến đang giúp thay đổi phương thức tiêu thụ của người sản xuất và thói quen tiêu dùng của người dân, bảo đảm ổn định chuỗi giá trị nông sản.

Là đơn vị có sản phẩm OCOP tham gia “Phiên chợ đêm trên mây”, bà Lưu Thị Đào, Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển ong miền núi (quận Thanh Xuân) cho biết: Việc thực hiện giãn cách xã hội làm cho các kênh phân phối truyền thống không còn phù hợp, tác động đến lưu thông phân phối hàng hóa.

Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, nhất là những đơn vị sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chưa thiết lập được kênh phân phối trực tuyến, có nguy cơ bị đứt gẫy chuỗi cung ứng cho thị trường.

Để chuẩn bị cho thành công của các phiên giao dịch trực tuyến, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã tạo điều kiện giúp chủ thể sản xuất, kinh doanh hoàn thành khóa học trực tuyến miễn phí bán hàng online, livestream...

Từ những kết quả đạt được, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn kỳ vọng sự kiện được duy trì thường xuyên không chỉ với ý nghĩa bán hàng thông thường mà còn góp phần thay đổi phương thức tiêu thụ của người sản xuất và thói quen tiêu dùng của người dân, bảo đảm ổn định chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 nói riêng và xu thế tiêu dùng hiện đại nói chung...

Theo Hànộimới

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá “Phiên chợ đêm trên mây” kết nối giao thương đặc sản vùng miền thiết thực, hiệu quả

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Để bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, những năm gần đây, nhiều nông dân, hợp tác xã…

Chăn nuôi công nghệ số: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Chăn nuôi công nghệ số: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…

Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…

Có nhiều giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Có nhiều giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngày 23-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo Các giải…

Hải Dương: Rươi, cáy và hơn 1000 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: Rươi, cáy và hơn 1000 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Hải Dương hiện nay có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với…

Chàng kỹ sư IT “bỏ phố về quê” làm phần mềm giúp nông dân quản lý trang trại 4.0

Chàng kỹ sư IT “bỏ phố về quê” làm phần mềm giúp nông dân quản lý trang trại 4.0

Ngoài giải quyết được bài toán giúp nông dân quản lý trang trại 4.0, anh Tuấn mong muốn sẽ phát…

Mắc ca OCOP vùng sâu lên sàn thương mại điện tử

Mắc ca OCOP vùng sâu lên sàn thương mại điện tử

Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm…

Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ được áp dụng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất

Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ được áp dụng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất

Sáng 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa…

Nền tảng “Mạng nhà nông” có đầy đủ tính năng của một “mạng xã hội” giúp bà con nông dân tiếp cận chuyển đổi số

Nền tảng “Mạng nhà nông” có đầy đủ tính năng của một “mạng xã hội” giúp bà con nông dân tiếp cận chuyển đổi số

Sáng nay 17/11, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông…

Bình Dương thực hiện đồng bộ xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Bình Dương thực hiện đồng bộ xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Để tạo sự chuyển biến trong sản xuất, chăn nuôi, khai thác và phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng,…

Tin mới cập nhật

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…

Bánh lọc OCOP

Bánh lọc OCOP

Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin