16:09 28/09/22 Print

Phụ phẩm nông nghiệp, "biến rác thải thành hoa"

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang là một trong những yêu cầu bắt buộc hiện nay. Do đó, việc tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để phục vụ sản xuất sạch chính là cách giúp người dân, các HTX tiết kiệm chi phí đầu tư và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hội thảo quốc tế “Phụ phẩm nông nghiệp - Nguồn tài nguyên tái tạo” tại TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sáng 28/9, Bộ NN-PTNT phối hợp dự án “Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản sinh thái công bằng tại Việt Nam” tổ chức Hội thảo quốc tế “Phụ phẩm nông nghiệp - Nguồn tài nguyên tái tạo”, do Liên minh châu Âu tài trợ.

Nguồn tài nguyên quý cho nông nghiệp sạch

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) cho biết, so với các nước trong khu vực, mặc dù có sự suy giảm qua các giai đoạn theo xu thế chung, nhưng tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam tương đối bền vững, ổn định. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt mức cao kỷ lục, trên 48,6 tỉ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%; và phấn đấu đạt khoảng 55 tỷ USD trong năm 2022.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chúng ta chỉ chú trọng đến tăng năng suất, chưa quan tâm đến lượng dư thừa, chưa quan tâm đến phân bón hữu cơ để bồi dưỡng, tăng kết cấu đất, bảo vệ đa dạng sinh học. Nhiều cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ gây lãng phí các phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường.

Theo bà Thủy, việc lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và gia tăng chất thải từ chăn nuôi đang đe dọa chất lượng môi trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp, với một số lĩnh vực chủ đạo như trồng lúa, cây ăn trái, thủy sản và chăn nuôi đã phát thải ra môi trường hàng ngàn tấn chất thải hữu cơ, là nguồn tài nguyên tái tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này chưa được quan tâm tái sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, mang lại giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

“Đối với lĩnh vực chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 5 - 6 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung với khối lượng nguồn thải ra môi trường khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn...) còn lại 80% thải ra môi trường”, bà Thủy cho hay.

Ở lĩnh vực trồng trọt, mới có khoảng 10% phụ phẩm trồng trọt được sử dụng làm chất đốt tại chỗ, 5% làm nhiên liệu công nghiệp, 3% làm thức ăn gia súc; còn hơn 80% chưa được sử dụng và thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường.

Về khía cạnh thích ứng, nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu khi phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này chiếm 18% tổng lượng phát thải. Lượng phát thải dự kiến sẽ lên tới 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo…

TS Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, vấn đề tồn tại hiện nay là chi phí để xử lý các phế phụ phẩm trong nông nghiệp còn lớn so với thu nhập của nông dân, dẫn tới thực trạng mất đi lượng hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng khổng lồ, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, còn đất trồng ngày càng bị thiếu hụt hữu cơ, thoái hoá trầm trọng.

Đến nay, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 của cả nước là trên 156,8 triệu tấn bao gồm 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản.

Cạnh đó, hàng năm phần sinh khối phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43,4 triệu tấn hữu cơ; 1,86 triệu tấn đạm urê, 1,68 triệu tấn supe lân đơn và 2,23 triệu tấn kali sulfat.

Đây được coi là con số khổng lồ để bù đắp lại dinh dưỡng trong đất và sử dụng cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng.

Ngoài các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, những mặt hàng hoa quả kém chất lượng không bán được, người dân không biết làm cách nào để xử lý, vô hình biến nó thành loại rác thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường.

Lâm nghiệp, mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 30 triệu m3 gỗ tròn, thải ra 3,4 triệu tấn vỏ, cành, lá và quá trình chế biến tạo ra 2,4 triệu tấn mùn cưa. Các phụ phẩm này được dùng ép viên nén, cồn công nghiệp, phát điện sinh khối, làm đệm lót sinh học chăn nuôi, phân hữu cơ...

Tận dụng rác hữu cơ phục vụ sản xuất

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Báo NNVN

Đây được đánh giá là sự lãng phí, trong khi nền nông nghiệp đang có nhu cầu rất lớn về phân bón. Do đó, cần có một lộ trình thực hiện cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và cao hơn là nông nghiệp tuần hoàn không chất thải.

Theo PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Hà Lan là nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 thế giới với diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 2 triệu ha. Nhưng Hà Lan hiện là nước tiên phong phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nhờ tỷ lệ thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ đạt rất cao.

Theo đó, Việt Nam có khối lượng lớn các phụ phẩm nông nghiệp nhưng tỷ lệ sử dụng để tạo giá trị tăng thêm và giảm tác động tiêu cực đến môi trường thấp. Nhiều dự án, chương trình liên quan đến sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đã được thực hiện với nhiều mô hình thành công nhưng việc ứng dụng trên diện rộng chậm, hiệu quả thấp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT gợi mở 6 góc nhìn để phát triển áp dụng diện rộng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, "biến rác thải thành hoa".

Cụ thể, chuyển đổi chính sách hỗ trợ theo chuỗi giá trị tuần hoàn; Nâng cao vị thế của nông dân tốt hơn, xứng đáng hơn trong các ý tưởng mới về nông nghiệp; Chú trọng thực hiện nông nghiệp tuần hoàn ngay tại hộ nông dân, trang trại nhỏ, hợp tác xã (kết hợp trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản); Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vô hình bằng hệ thống sản xuất tuần hoàn có thể áp dụng cho một hệ sinh thái.

Đồng thời, nhân rộng mô hình hay, khuyến khích các mô hình mới ứng dụng công nghệ - đổi mới sáng tạo; Đối với doanh nghiệp và trang trại, chính sách cần nhất là được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng, kịp thời và có quỹ đất phù hợp để đầu tư lâu dài.

Xuân Hiền (T/h)

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Phụ phẩm nông nghiệp, "biến rác thải thành hoa"

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Nhiều lợi ích khi dùng chế phẩm sinh học xử lý gốc rạ trên đồng ruộng

Nhiều lợi ích khi dùng chế phẩm sinh học xử lý gốc rạ trên đồng ruộng

Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm,…

Giải “bài toán” chất thải chăn nuôi

Giải “bài toán” chất thải chăn nuôi

Thái Nguyên là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 2 trong khu vực các tỉnh trung…

Lâm Bình xây dựng không gian du lịch “Sạch - xanh - đẹp - an toàn”

Lâm Bình xây dựng không gian du lịch “Sạch - xanh - đẹp - an toàn”

Nhằm xây dựng không gian du lịch “Sạch - xanh - đẹp - an toàn”, trong những năm qua huyện…

CAN TO CAN và MM MEGA MARKET: Ngày hội thu gom & tái chế lon nhôm vì mục tiêu phát triển xanh bền vững

CAN TO CAN và MM MEGA MARKET: Ngày hội thu gom & tái chế lon nhôm vì mục tiêu phát triển xanh bền vững

Thay vì bỏ phí những chiếc lon cũ đã không còn được dùng đến, dự án Can To Can khuyến…

Phát triển thiên địch xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững

Phát triển thiên địch xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững

Hướng tới sản xuất nông sản sạch, an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, việc…

Cuộc thi

Cuộc thi "Có một không hai" về sản xuất lúa bền vững

Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo khi tham gia dự án "Chuyển đổi…

“Check in” cánh rừng Net Zero với dự án tái sinh 25ha rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

“Check in” cánh rừng Net Zero với dự án tái sinh 25ha rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Vinamilk phối hợp với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vừa khởi…

Hiệu quả từ dự án công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Đak Pơ

Hiệu quả từ dự án công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Đak Pơ

Trước thực trạng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến cực đoan, có thời điểm hạn hán kéo dài…

Ngang nhiên sát hại “Những lão nông cần mẫn’’

Ngang nhiên sát hại “Những lão nông cần mẫn’’

Giun đất một loài vật nhỏ bé nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, thực vật, động…

Người dân ở Quang Hán điêu đứng vì sâu bệnh hại quýt

Người dân ở Quang Hán điêu đứng vì sâu bệnh hại quýt

Thời hoàng kim, cây quýt Trà Lĩnh mang lại thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng cho đồng bào…

Tin mới cập nhật

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin