11:09 26/09/22 Print

Quảng Ninh bảo tồn, phát triển nguồn gen quý trong nông nghiệp

Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh đang triển khai Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển an toàn, bền vững nguồn gen cây trồng, dược liệu, các mẫu giống vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật quý để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Gà Tiên Yên là đặc sản nổi tiếng của huyện Tiên Yên, nằm trong danh sách các món ăn ngon nhất của Việt Nam. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Phát triển kinh tế

Trà hoa vàng là loại cây dược liệu quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tại Quảng Ninh, cây trà hoa vàng được trồng phổ biến tại huyện Ba Chẽ, là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, giúp phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân bản địa. Đến nay, huyện có khoảng 205ha trồng cây trà hoa vàng, trong đó khoảng 100ha cho thu hoạch, doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm. Các xã có diện tích trồng và thu hoạch trà hoa vàng nhiều là Đồn Đạc, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đạp Thanh...

Với mong muốn bảo tồn, phát triển nguồn gen dược liệu quý này, trong 3 năm qua, Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) đã thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đề tài "Nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân giống và quy trình sản xuất các sản phẩm trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh". Nhóm nghiên cứu đã áp dụng thành công mô hình nhân giống cây trà hoa vàng bằng phương pháp giâm hom. Ông Nịnh Văn Trắng, Giám đốc Công ty, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Phương pháp này có lợi thế là tạo ra số lượng cây con có chất lượng tốt và đồng đều. Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy, cây trồng từ hom giống cho tỷ lệ sống cao trên 90%, có thể đáp ứng được nhu cầu về giống cho trồng cây trà hoa vàng trên quy mô lớn.

Thông qua nhiệm vụ này đã góp phần bảo tồn nguồn gen quý trà hoa vàng cũng như tạo được nguồn cung giống cây trồng cho mục tiêu phát triển vùng trồng nguyên liệu tại Ba Chẽ, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ngoài trà hoa vàng Ba Chẽ, Sở KH&CN đã chấp thuận để Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai nhiệm vụ KH&CN "Bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh". Mục tiêu là thông qua việc ứng dụng công nghệ gen và công nghệ hỗ trợ sinh sản kết hợp với dinh dưỡng để phục tráng, phát triển đàn lợn Móng Cái thuần chủng. Qua đó, tạo nguồn cung giống vật nuôi có chất lượng cho người dân trên địa bàn, góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi lợn Móng Cái theo hướng tập trung.

Dự kiến, nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn ít nhất 50 con lợn đực và 200 con lợn nái từ các quần thể lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận để tiến hành nhân giống bằng quy trình công nghệ gen. Với quy trình này, bên cạnh rút ngắn thời gian tạo giống, còn đem lại nguồn con giống chất lượng, năng suất, tránh được nguy cơ thoái hóa giống do sinh sản tự nhiên.

Theo rà soát, đánh giá của Sở KH&CN, hiện Quảng Ninh có gần 250 nguồn gen nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn; trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, như: Gà Tiên Yên, lợn Móng Cái, rươi nước lợ Đông Triều, thông lá tre ngắn, cây tùng La Hán, lúa chiêm đá, cây nấm chẹo… Xác định bảo tồn nguồn gen các loài đặc hữu là nhiệm vụ cấp bách, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng, ban hành Quyết định số 418/QĐ-UBND (ngày 15/12/2020) "Về việc phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025".

Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ thuộc Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN bảo tồn nguồn gen thông lá tre ngắn.

Đề án sẽ giải quyết các điểm nghẽn trong bảo tồn gen, như xây dựng cơ chế hỗ trợ bảo tồn, phát triển nguồn gen; hình thành mạng lưới bảo tồn quỹ gen quốc gia tại Quảng Ninh; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen đã lưu giữ, bảo tồn; phát triển các nguồn gen cây rừng bản địa, cây dược liệu để phát triển lâm nghiệp bền vững; thúc đẩy xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân...

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Cùng với phát triển các giống đặc sản bản địa, ngành nông nghiệp Quảng Ninh cũng chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương, những sản phẩm đã ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP giúp tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghiệp số trong nền kinh tế; tiếp tục xây dựng thí điểm mô hình sản xuất kết nối nông nghiệp thông minh, quản lý theo chuỗi, kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; ứng dụng IoT để hỗ trợ theo dõi, giám sát và hỗ trợ tự động hóa quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Ðến nay, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” và bấm nút khởi động tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn/. Hệ thống bước đầu cấp tài khoản tham gia quản lý cho 142 cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn.

Qua các trang điện tử, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã cung cấp thông tin 456 sản phẩm tham gia chương trình OCOP của 13 địa phương trong tỉnh với các siêu thị, chợ, 27 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, năm sàn giao dịch thương mại điện tử; phối hợp hỗ trợ đưa thông tin cho 418 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh niêm yết và giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.

Trà hoa vàng được xem là “nữ hoàng của các loại trà”. Ảnh: CTV

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được ngành nông nghiệp Quảng Ninh cho là bước chuyển căn bản thay đổi phương thức tiêu thụ nông sản của người nông dân trong xu thế công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay. Lợi thế của thương mại điện tử với tốc độ nhanh, phạm vi toàn cầu, có thể kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, là yếu tố quan trọng để các nhóm hàng, sản phẩm, đối tượng bán hàng được mở rộng hơn và với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Do vậy, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đang trở thành xu thế kinh doanh tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay, hướng đến kênh phân phối tiêu thụ hiện đại và mang tính bền vững.

Tỉnh Quảng Ninh hiện có 1.065 ha  trồng trọt được chứng nhận VietGAP; 45 ha  trồng trọt hữu cơ; 28 cơ sở chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi; 416 cơ sở áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến;14 vùng trồng cây ăn quả và năm cơ sở đóng gói quả tươi, chín công ty xuất khẩu thủy sản đã được cấp mã, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Trà Diễm (T/h)

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Quảng Ninh bảo tồn, phát triển nguồn gen quý trong nông nghiệp

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Một cán bộ chi hội đam mê nuôi thỏ

Một cán bộ chi hội đam mê nuôi thỏ

Ở thôn Lý Đông (xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) có một thanh niên đam mê nuôi…

Mật ong Tuyên Quang đạt chuẩn sản xuất nông nghiệp VietGAP

Mật ong Tuyên Quang đạt chuẩn sản xuất nông nghiệp VietGAP

Sản phẩm Mật ong Tuyên Quang của Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi ong Phong Thổ, xã An Khang (TP…

Đặc sản gạo tẻ râu hữu cơ bản Bướt

Đặc sản gạo tẻ râu hữu cơ bản Bướt

Vùng đất xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ không chỉ có cảnh đẹp say lòng người, ẩm thực cũng rất…

Chăn nuôi bằng... thuốc nam

Chăn nuôi bằng... thuốc nam

Sử dụng các vị thuốc nam pha trộn với cám, ngô... tạo thức ăn cho vật nuôi, nông dân Hải…

Sữa Hữu cơ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho con trẻ

Sữa Hữu cơ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho con trẻ

Chăm sóc những đứa trẻ là một công việc không hề dễ dàng, đặc biệt trong vấn đề dinh dưỡng.…

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…

Thị trường mật ong hữu cơ tăng trưởng vũ bão

Thị trường mật ong hữu cơ tăng trưởng vũ bão

Phân tích quy mô, thị phần và xu hướng thị trường mật ong toàn cầu từ 2023 đến 2030 cho…

Quy trình nhận biết sản xuất rau an toàn VietGAP

Quy trình nhận biết sản xuất rau an toàn VietGAP

Để cung cấp ra thị trường nguồn rau sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm, các địa phương triển khai…

Đưa rau thủy canh đến tận bếp ăn của người tiêu dùng

Đưa rau thủy canh đến tận bếp ăn của người tiêu dùng

STO - Những năm qua, việc phát triển mô hình trồng màu trong nhà lưới được xem là hướng đi…

Võ Nhai đầu tư phát triển chăn nuôi hữu cơ

Võ Nhai đầu tư phát triển chăn nuôi hữu cơ

Phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ an toàn sinh học gắn với điểm giết mổ gia súc, gia…

Tin mới cập nhật

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Đất bị suy thoái và cỏ dại nhiều dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng, giảm năng suất, sản lượng…

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm mới do SolaPedic thiết kế mang tính đột phá ngành công nghiệp đệm Hữu cơ và tự nhiên…

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Hiện rất nhiều nông dân muốn sản xuất và tham gia vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong