Tại Thanh Hóa, sản xuất nông nghiệp theo liên kết chuỗi và bao tiêu sản phẩm đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho bà con nông dân.
Mô hình chuỗi liên kết và bao tiêu nông sản đang rất phát triển tại Thanh Hóa
Cụ thể, theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 2/2022, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 1.012 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt (có 701 chuỗi liên kết từ sản xuất – sơ chế, chế biến – tiêu thụ sản phẩm; 42 chuỗi ở khâu sản xuất; 269 chuỗi ở khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm), 23 chuỗi trong lĩnh vực thủy sản (6 chuỗi ở khâu sơ chế, chế biến – tiêu thụ, 17 chuỗi nuôi trồng thủy sản), 4 chuỗi liên kết khép kín sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp và 79 dự án chăn nuôi phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đều hình thành dựa trên cơ sở của những cánh đồng mẫu lớn, tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ... Thông qua các chuỗi liên kết không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường cho người dân.
Điển hình cho mô hình này là vùng sản xuất rau an toàn của thị trấn Thiệu Hóa với tổng diện tích 18ha và 86 hộ thành viên thuộc HTX Thiệu Hưng triển khai sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP.
Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị này được các hộ thành viên tin tưởng là bởi HTX Thiệu Hưng đã ký hợp đồng với một số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân áp dụng quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Dương, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, cho biết: “Mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đã làm thay đổi tư duy của người dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất, tập trung áp dụng quy trình sản xuất bền vững, đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Từ những mô hình liên kết chuỗi giá trị bền vững, hiệu quả, người dân đã chủ động tìm kiếm, đấu mối và nhân rộng ra nhiều loại cây trồng khác nhau, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị sản xuất”.
Tuy nhiên, các mô hình này vẫn cần có những điều phải cải thiện. Theo phân tích của Sở NN&PTNT xứ Thanh, các chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đa dạng về hình thức sản phẩm (chủ yếu là sản phẩm trồng trọt); tập trung ở khu vực có trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, chưa có nhiều mô hình liên kết thật sự có hoạt động đầu tư, chuyển giao khoa học - kỹ thuật gắn với tiêu thụ nông sản.
Chính vì thế, để mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và bao tiêu nông sản thực sự phủ sóng và phát triển đồng đều, tạo hiệu quả kinh tế cao đem lại thu nhập tốt cho bà con, ngoài việc vận dụng linh hoạt các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích của tỉnh, địa phương thì các mắt xích trong chuỗi cần tuân thủ theo đúng các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đã được thiết lập. Đồng thời, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng để đổi mới, nâng cấp chuỗi đã được thành lập.
Hà Dũng (t/h)
Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…
Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cây trồng từ…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…
Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…
Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…
Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…
Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…
Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông Trịnh Viết Chiến…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…