Các mô hình sản xuất hướng theo hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ phát huy hiệu quả, góp phần tạo diện mạo mới cho ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La...
Cánh đồng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Hướng đến nền nông nghiệp bền vững
Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La cho biết, sau khi có Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, ngay trong giai đoạn 2019 – 2020, tỉnh Sơn La đã triển khai thí điểm phương án hỗ trợ 24 mô hình sản xuất nông nghiệp hướng theo hữu cơ. Tỉnh đã lựa chọn, tổ chức sản xuất ra 10 loại sản phẩm nông nghiệp như: Xoài, nhãn, chanh leo, na, thanh long, cam, bưởi, rau, chè, phân hữu cơ của 89 doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho 9 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Quá trình triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất nông sản hữu cơ với tổng kinh phí phê duyệt hỗ trợ trên 15,7 tỷ đồng.
Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La.
Đáng chú ý, tỉnh đã cho triển khai mô hình ủ phân hữu cơ tổng hợp do Công ty TNHH Một thành viên Quế Lâm Phương Bắc chuyển giao 24 tấn men vi sinh cho các huyện, thành phố. Trong đó, các huyện Mộc Châu 4 tấn; Yên Châu 2 tấn; Mai Sơn 4 tấn; thành phố Sơn La 2 tấn; Phù Yên 2 tấn; Bắc Yên 1 tấn; Quỳnh Nhai 1 tấn; Sông Mã 1 tấn; Thuận Châu 2 tấn; Sốp Cộp 1 tấn; Mường La 2 tấn và Vân Hồ là 2 tấn.
“Để tạo ra sự chủ động nguồn vật tư đầu vào, tỉnh kết nối với nhà sản xuất, phân phối, chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ được cho 85 doanh nghiệp, hợp tác xã để bón cho cây ăn quả, rau các loại. Rất vui mừng là phân bón sau khi ủ thành công được đem ra bón cho các loại cây trồng, không có hiện tượng làm cây trồng chết sau khi bón phân”, ông Hà Như Huệ cho hay.
Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La cho rằng, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu về phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Sơn La đã thường xuyên tổ chức, xây dựng các nội dung tuyên truyền, phổ biến các quy định về nông nghiệp hữu cơ tới các tổ chức, cá nhân liên quan thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp Sơn La trong thời gian tới.
Chuyển biến tích cực từ sản xuất hướng theo hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ
Cũng theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La, đến nay, tỉnh Sơn La đang triển khai có hiệu quả 2 mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Mai Sơn và Mộc Châu với diện tích 10 ha.
“Tại huyện Mộc Châu đã triển khai thực hiện tại HTX Rau an toàn tự nhiên giai đoạn 2019-2020. Tuy nhiên, năm 2019 do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 xảy ra nên mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ của HTX Rau an toàn tự nhiên bị thiệt hại, không có sản phẩm được thu. Nhưng đến nay, hoạt động tốt, sản phẩm đưa ra thị trường được đón nhận tích cực.
Còn đối với mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại thị trấn Hát Lót, huyện huyện Mai Sơn cũng ghi nhận kết quả tích cực. Có thể đánh giá, 2 mô hình sản xuất rau tại huyện Mai Sơn và Mộc Châu hiện nay sinh trưởng, phát triển tốt”, ông Hà Như Huệ cho hay.
Mô hình trồng chè hướng theo hữu cơ huyện Vân Hồ, Sơn La.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La, đối với cây ăn quả, tỉnh đã triển khai, xây dựng nhiều mô hình sản xuất các loại quả như: Xoài, nhãn, chanh leo, thanh long, cam, bưởi, na theo hướng hữu cơ có diện tích khoảng 60 ha với 9 mô hình của 9 tổ chức. Đến nay các mô hình sản xuất quả theo hướng hữu cơ sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng sản phẩm tốt, đạt các tiêu chuẩn an toàn.
Ngoài ra, diện tích được cấp chứng nhận chuyển đổi hữu cơ trên lúa, cây ăn quả 395,9 ha (lúa 390,5 ha, cam, bưởi 05 ha). Tổng diện tích cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ là khoảng 7.610 ha.
Trong đó, mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ đã được hình thành với 20 ha với 2 mô hình của 2 doanh nghiệp, hợp tác xã tại huyện Vân Hồ và Mộc Châu. Cả 2 mô hình này cũng đã được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
Tổng diện tích được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh là 187 ha. Trong đó, trên cây bưởi 12 ha tại Phù Yên và Thuận Châu, cây sơn tra 20 ha Mường La, rau 5 ha tại Mộc Châu, chè 20 ha tại Vân Hồ và Mộc Châu.
Mô hình trồng thâm canh quả na dai trên núi đá tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
“Đặc biệt, mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn tỉnh lũy kế đến hết năm 2022 là 520,9 ha, cho sản lượng là 4.530,61 tấn. Trong đó, diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ theo TCVN 11041 đạt 130 ha, sản lượng đạt 1.719,9 tấn tại huyện Phù Yên. Ngoài ra, diện tích lúa đang trong giai đoạn chuyển đổi 390,9 ha, sản lượng đạt 2.810,71 tấn. Đây là những tín hiệu tích cực, tiền đề để Sơn La mở rộng diện tích, quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ trong thời gian tới”, ông Hà Như Huệ thông tin thêm.
Ngoài ra, tỉnh Sơn La đã tổ chức triển khai 7 dự án hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm quả xoài theo hướng hữu cơ trên địa bàn các huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Yên Châu và thành phố Sơn La với diện tích 308,5 ha; sản phẩm quả cam trên địa bàn huyện Sông Mã, 4 Sốp Cộp với diện tích 18 ha;
Sản phẩm quả lê trên địa bàn huyện Mộc Châu, Quỳnh Nhai với diện tích 78 ha. Năm 2022 triển khai 2 chuỗi giá trị mới sản xuất theo hướng hữu cơ như hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm quả Na sầu riêng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô liên huyện và hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm quả Mít Thái liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô liên huyện.
Huyện Phù Yên hiện có diện tích lúa được cấp chứng nhận hữu cơ theo TCVN 11041 đạt 130 ha, sản lượng đạt 1.719,9 tấn.
Ông Hà Như Huệ cho rằng, các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ đã góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng hợp lý phân bón trong trồng trọt; nâng cao sự hiểu biết của người sản xuất về tác dụng, sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt và góp phần chuyển một phần từ sử dụng phân bón vô cơ sang sử dụng phân bón hữu cơ. Đồng thời, khuyến khích được sự tham gia có hiệu quả của các doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
“Bước đầu cho thấy các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với mô hình sản xuất thông thường. Rõ nhất là mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Phù Yên cho hiệu quả kinh tế cao gấp đôi so với sản xuất lúa thông thường. Hay mô hình sản xuất chè tại huyện Vân Hồ cũng cho kết quả tốt”, ông Huệ nhấn mạnh.
Những chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sơn La Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 187-KH/TU ngày 20/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kế hoạch số 126-KH/TU ngày 23/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Kết luận số 90-KL/TU ngày 15/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ngoài ra, UBND tỉnh Sơn La cũng đã ban hành Quyết định 490/QĐ-UBND ngày 28/2/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành phương án hỗ trợ các Hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2020; Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 08/4/2019 của UBND tỉnh Về việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh năm 2019 - 2020. Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Tổ chức triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 18/4/2022 của UBND tỉnh Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
Hải Sơn
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…