Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp đã mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững cho tỉnh nhà.
Mô hình nhãn chín muộn của nhân dân bản H8, xã Mường Hung, huyện Sông Mã.
Cây ăn quả ở Sơn La có tiềm năng, thế mạnh, giá trị kinh tế cao, giúp người dân có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định cuộc sống. Từ năm 2017 đến nay, diện tích đất trồng cây ăn quả và sản lượng trái cây của tỉnh liên tục tăng cao. Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả của Sơn La đạt gần 85.000 ha; sản lượng quả đạt 453.554 tấn, so với năm 2017, diện tích cây ăn quả tăng 91,2%, sản lượng tăng 210,5% (307.489 tấn). Một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, như: Nhãn ở huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu; xoài Yên Châu; na Mai Sơn; mận, bơ của huyện Mộc Châu; sơn tra của Mường La, Bắc Yên, Thuận Châu.
Lãnh đạo huyện Thuận Châu kiểm tra khâu chăm sóc thanh long ruột đỏ tại xã Chiềng Pha.
Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, bà Phạm Thị Hà, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, đánh giá: Sơn La được biết đến là vùng cây ăn quả mới, với nhiều loại nông sản được trồng quy mô tập trung không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn phục vụ chế biến, xuất khẩu. Năng suất, chất lượng cây trồng tăng, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Hiện nay, một số loại cây ăn quả của tỉnh có diện tích, sản lượng lớn nhất khu vực Tây Bắc, khu vực trung du và miền núi Bắc bộ, như: Cây xoài 18.918 ha, sản lượng đạt 54.274 tấn; cây nhãn 18.702 ha, sản lượng đạt 89.379 tấn; cây mận, mơ 11.507 ha, sản lượng là 62.418 tấn; cây chuối 5.350 ha sản lượng cả năm đạt 45.813 tấn; cây bơ 1.254 ha sản lượng đạt 5.532 tấn; chanh leo 1.894 ha, sản lượng đạt 18.003 tấn; sơn tra 12.642 ha, sản lượng đạt 16.006 tấn.
Ngoài ra, Sơn La đã đưa vào trồng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, như: Chanh leo tím, bơ ghép, xoài ghép, nhãn ghép, na hoàng hậu ghép... Sơn La luôn đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có diện tích hợp lý, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường. Toàn tỉnh đã hỗ trợ ghép cải tạo vườn cây ăn quả cho gần 26.000 hộ gia đình với tổng diện tích trên 13.100 ha ghép cải tạo. Nông dân đã áp dụng kỹ thuật rải vụ, có thể cho nhãn, xoài thu hoạch dịp tết nguyên đán với giá bán gấp 6 lần chính vụ.
Tại huyện Sông Mã có 10.678 ha cây ăn quả các loại , sản lượng ước đạt trên 90.000 tấn. Trong đó, một số cây ăn quả chủ lực của huyện, như: Nhãn đạt 7.500 ha, chiếm 70,23% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng trên 75.000 tấn. Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục hình thành các vùng trồng quy mô lớn và có chất lượng cao. Đồng thời, nghiên cứu, chọn tạo các giống cây ăn quả có năng suất cao để ghép cải tạo; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhãn đến với thị trường trong và ngoài nước...
Người dân bản Hưng Mai, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, chăm sóc nhãn sau thu hoạch.
Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững, hiện nay, đã hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX với các hộ dân trong việc sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản. Năm 2017, toàn tỉnh mới có 78 HTX trồng cây ăn quả, đến nay đã có trên 300 HTX trồng cây ăn quả; 11/12 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; trên 500 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản.
Cùng với đó, nông dân trong tỉnh đã ứng dụng sản xuất bằng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho 955 ha cây ăn quả; xây dựng nhà lưới, nhà kính cho trên 53 ha, trong đó, ứng dụng nhà lưới, nhà kính trong sản xuất 2,88 ha. Từ tháng 4/2017 đã đưa vào sử dụng thí điểm 250.000 túi bao quả, với diện tích 20 ha; đến nay, đã có trên 50 triệu túi bao quả, với diện tích hơn 4.000 ha.
Ngoài ra, đã ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng; thực hiện ghép cải tạo cây ăn quả cho 13.109 ha cây ăn quả. Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đã làm tăng giá trị của 1 ha đất canh tác. Nhiều diện tích cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao trên 1 ha, như: Chanh leo tím và bơ ghép 600 triệu đồng/ha; xoài ghép 500 triệu đồng/ha; nhãn ghép 360 triệu/ha; na hoàng hậu ghép 1 tỷ đồng/ha.
Thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị an toàn, trên địa bàn tỉnh đang duy trì và phát triển 166 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) với diện tích 3.657 ha, sản lượng 44.720 tấn/năm; sản phẩm chuỗi giá trị an toàn sản xuất được tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Toàn tỉnh có khoảng 40 ha cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương, với các loại cây xoài, bưởi, thanh long, chanh leo, cam, na. Có 30 ha bưởi, sơn tra được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đến nay, các sản phẩm hàng hóa của tỉnh đã giới thiệu, xuất khẩu sang thị trường các nước; xuất khẩu quả các loại gần 20.000 tấn.
Phát triển bền vững và tiếp tục nâng cao giá trị từ cây ăn quả, Sơn La tiếp tục đẩy mạnh việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tăng cường ứng dụng các quy trình sản xuất tốt, sản xuất an toàn, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản; đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung đồng bộ với quy hoạch mạng lưới các nhà máy chế biến.
Huyền Trang (Báo Sơn La)
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Nhận thấy được nhiều lợi ích lâu dài, nông dân ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ngày càng hưởng ứng…
Mô hình Cánh đồng sạch, không đốt rơm rạ cùng với đó người dân được tập huấn và hướng dẫn cách…
Ngày hội Hữu cơ châu Á đồng thời là Ngày Hữu cơ Việt Nam được Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Thấy ở quê có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang để cỏ mọc…
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…