Trước thực trạng giá phân bón ngày một leo thang, tăng phi mã, nhiều nông dân trên cả nước đã thay đổi nguồn “thức ăn” cho cây trồng từ vô cơ sang hữu cơ.
Lợi ích sử dụng phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ hiện nay đang được người dân sử dụng nhiều trong trồng trọt. Nhằm giảm chi phí đầu vào, áp lực sản xuất, họ đã tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi, phối trộn với các phụ phẩm nông nghiệp để ủ thành phân bón hữu cơ.
Đây là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cải tạo đất tơi xốp trở lại và bảo vệ sức khỏe cho đất…
Người dân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tự ủ phân bón hữu cơ để bón cho rau
Mặc dù, thời tiết đang ở đỉnh điểm nắng nóng nhưng vườn cà phê của gia đình anh Đỗ Duy Tùng, xã Hòa Bắc (huyện Di Linh, Lâm Đồng) vẫn tươi tốt, hoa trái xum xuê.
Anh Tùng chia sẻ, dù ở cao điểm khô hạn nhưng đất vườn vẫn tơi xốp, ẩm ướt. Giun, dế, các vi sinh vật khác vẫn phát triển. Trước đây, khi chưa sử dụng phân bón hữu cơ thì về mùa này dùng cuốc bổ xuống vườn như bổ vào đá.
“Những năm gần đây, giá phân bón, vật tư đầu vào cho sản xuất cà phê không ngừng tăng cao trong khi giá sản phẩm sụt giảm liên tục đã khiến gia đình tôi gặp nhiều khó khăn. Để cắt giảm giá thành sản xuất, tôi đã học cách tự ủ phân bón”, anh Tùng nói.
Theo tính toán của anh Tùng, trước đây gia đình anh sản xuất theo hình thức bón phân vô cơ nên mỗi năm tiêu tốn khoảng 40 triệu tiền phân/ha. Việc bón phân vô cơ cũng kéo theo chi phí nhân công tăng lên.
Để tạo ra nguồn phân bón phù hợp, đạt các tiêu chí về dinh dưỡng, anh Tùng đã mua bã đậu nành, men vi sinh và phân cá từ các trang trại nuôi cá trong vùng. Sau khi ủ theo công thức trong một thời gian nhất định, dung dịch "mật" được anh Tùng chiết xuất và pha với nước để tưới cho cà phê.
Anh Tùng hồ hởi: "Nguồn phân bón này giúp cây hấp thụ tốt, phát triển mạnh. Đặc biệt là nhờ cách làm này nên gia đình đã tiết kiệm được 50% chi phí so với bón phân vô cơ".
Còn bà Bùi Thị Thanh Hoa, Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) cho hay: Sử dụng phân bón hữu cơ đem lại nhiều lợi ích, vừa tiết kiệm được chi phí đầu vào, vừa bảo vệ sức khỏe của đất. Không những thế, rau phát triển tốt, chất lượng rau ngon hơn so với bón phân vô cơ.
HTX Tuy Lộc chuyên sản xuất các loại rau củ. Từ khi được vận động, hướng dẫn cách ủ phân bón, bà con nông dân nơi đây đã chuyển từ bón phân vô cơ sang hữu cơ.
“Chúng tôi tự làm phân bón hữu cơ để bón cho rau. Nguyên liệu gồm chất thải động vật, trấu hun, chế phẩm sinh học và phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương. Tất cả được trộn lẫn với nhau, ủ trong thời gian 6 tháng”, bà Hoa thổ lộ.
Mỗi năm có khoảng 200 triệu tấn chất thải hữu cơ
Theo ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật.
Hướng dẫn bà con nông dân kĩ thuật ủ phân bón hữu cơ
Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được chuyển đổi từ những thành phần dễ phân hủy trong nguyên liệu hữu cơ như chất xơ, tinh bột, protein… Do vậy, phân hữu cơ dễ dàng tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao, đồng thời, góp phần cải tạo thảm thực vật của đất.
“Việc sử dụng phân bón hóa học nhất là sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường, khiến đất bị bạc màu suy thoái, chua phèn, vai trò của vi sinh vật trong đất giảm. Từ đó thay đổi quá trình sinh hóa diễn ra trong đất và chính các yếu tố nêu trên là tác nhân làm thoái hóa thảm thực vật tự nhiên trong đất”, ông Thúy chia sẻ.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển phân bón hữu cơ. Mỗi năm có khoảng 200 triệu tấn chất thải hữu cơ từ sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, rác thải sinh hoạt, công nghiệp chế biến…
Trong đó, sản xuất chăn nuôi trong nước tạo ra khoảng 85 triệu tấn chất thải rắn. Sản xuất trồng trọt hằng năm tạo ra hơn 65 triệu tấn phụ phẩm. Công nghiệp chế biến các loại thực vật, động vật, thủy sản như bã cà phê, mía, xương động vật, cua, ghẹ… cũng thải ra vài triệu tấn chất thải hữu cơ mỗi năm. Đây chính là những nguồn nguyên liệu tiềm năng rất lớn để sản xuất phân hữu cơ.
Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi ích, nhưng tỷ lệ sử dụng sản phẩm phân hữu cơ ở nước ta hiện nay còn thấp. Lý do, sản xuất phân hữu cơ mất nhiều thời gian và nhân công để thu gom, xử lý nguyên liệu và chờ đợi nguyên liệu phân hủy. Hơn nữa, phân vô cơ gọn, nhẹ, tác động nhanh đến quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ, nhận thức việc tự sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng là giải pháp hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường, tuy nhiên không phải hộ nào cũng có thể tự sản xuất được.
Nhiều người dân chưa có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu về các mô hình sử dụng phân hữu cơ cân đối, hiệu quả, phù hợp từng loại đất, đối tượng cây trồng, mùa vụ và thời kỳ sinh trưởng phát triển khác nhau của cây để thấy được hiệu quả và giá trị của việc sử dụng phân bón hữu cơ…
Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo, các cơ quan chức năng tại các địa phương phải ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ ở quy mô nông hộ trên địa bàn.
Tiến hành chuyển giao việc sản xuất phân bón hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt ở quy mô nông hộ.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển giao các công nghệ tiên tiến vào sản xuất phân bón hữu cơ tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng, trong đó ưu tiên công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, các công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ phải được ưu tiên, hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích đầu tư đã được ban hành.
Mai Chiến
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Các sản phẩm hữu cơ độc quyền tại Emart với mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp chiến lược…
Đảm bảo, phát triển và phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa bảo…
Xã Lùng Thàng (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có 753 hộ, 3.815 nhân khẩu, 10 dân tộc cùng sinh sống.…
Từng sống ở làng quê ấm áp tình làng, nghĩa xóm, thạo việc nhà nông ngay từ thủa nhỏ đã…
Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất…
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa…
Bạn có phải là người yêu thiên nhiên, thích tận hưởng cảm giác được hòa làm một với đất trời…
Tại thung lũng hoa bạt ngàn, diện tích khoảng 60 héc ta thuộc xã Tà Nung (TP Đà Lạt, tỉnh…
TQO - Với mong muốn cung cấp thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…