Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Vì vậy, cần phải tổ chức lại sản xuất từ khâu chọn lựa con giống, kỹ thuật, phương thức chăn nuôi, thức ăn và thị trường tiêu thụ; đặc biệt chú trọng tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết. Tuy nhiên, các địa phương cần phải thống kê toàn bộ tổng số đàn bò và diện tích đồng cỏ trên địa bàn.
Chăn nuôi bò chiếm phần lớn trong ngành chăn nuôi của huyện Ba Vì.
Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện và đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp huyện Ba Vì. Trên địa bàn huyện hiện có 37.200 con bò, 4.310 con trâu, 250.000 con lợn, hơn 6 triệu gia cầm... Quy mô chăn nuôi phổ biến là hộ gia đình, tập trung chủ yếu trong khu dân cư. Nhờ phát triển mạnh lĩnh vực chăn nuôi, thu nhập của nông dân Ba Vì ngày càng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Ở một khía cạnh khác, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì Nguyễn Thị Nam cho rằng, phát triển chăn nuôi đang làm chất lượng môi trường ở đây có xu hướng suy giảm, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, mà có nguy cơ mất lợi thế phát triển du lịch sinh thái của địa phương.
Với tổng đàn nêu trên, hoạt động chăn nuôi của huyện Ba Vì mỗi năm thải ra môi trường khoảng 200.000 tấn phân gia súc, gia cầm. Mặc dù các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng hiện Ba Vì vẫn còn khoảng 30% khối lượng phân gia súc, gia cầm không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường qua hệ thống cống rãnh tại các khu dân cư.
Bên cạnh đó, mỗi năm, hoạt động trồng trọt của Ba Vì còn thải ra môi trường khoảng 140.000 tấn phụ phẩm nông nghiệp là rơm rạ, thân cây lạc, đậu, ngô, vỏ chấu, lõi ngô... Trong số đó, 65% khối lượng phụ phẩm nông nghiệp chưa được sử dụng, xử lý đúng kỹ thuật, thải trực tiếp hoặc đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy cống rãnh, kênh mương.
Tại các xã trọng điểm chăn nuôi của huyện Ba Vì, như: Minh Châu, Yên Bài, Vân Hòa.., phần lớn hộ chăn nuôi quy mô lớn đã xây hầm biogas, song vẫn không đủ công suất xử lý chất thải. Đặc biệt, đa số hộ chăn nuôi chưa áp dụng quy trình sử dụng nước tiết kiệm trong tắm cho đàn nuôi, rửa chuồng nuôi.
Thấy được những phụ phẩm, phế phẩm của ngành nông nghiệp là những tài nguyên trong tái sử dụng, nhiều hộ dân đã tận dụng những chất thải trong chăn nuôi xử lý bằng chế phẩm sinh học tạo nguồn phân bón hữu cơ để sử dụng cho cây trồng. Tận dụng lại được những chất thải trong trong chăn nuôi để phục vụ trồng trọt giảm chi phí sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Trường cho biết gia đình ông nuôi 95 con lợn, đã áp dụng nhiều biện pháp, như: Trộn men vi sinh vào thức ăn chăn nuôi, dùng đệm lót, làm hầm biogas, rửa chuồng thường xuyên... Tuy nhiên, giá thịt lợn không tăng, người chăn nuôi không có lãi nên chưa đầu tư được cho việc xử lý chất thải.
Tương tự, nhiều hộ cũng cho rằng, khó khăn nhất trong xử lý chất thải chăn nuôi là quy mô chuồng nuôi nhỏ, không có sân chơi cho vật nuôi, dẫn tới khó sử dụng các mô hình xử lý chất thải. Cùng với đó, lượng phân thải lớn, không có chỗ chứa, khó vận chuyển. Một số hộ đã sử dụng đệm lót sinh học, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề phát sinh: Tăng công lao động để đảo đệm lót; nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi tăng, vật nuôi dễ bị giun sán và phụ phẩm sau xử lý chất thải không bán được để bù vào chi phí cho việc đầu tư mô hình xử lý chất thải...
Tận dụng chất thải trong chăn nuôi để bảo vệ môi trường là những định hướng của ngành nông nghiệp huyện Ba Vì.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện Ba Vì đã xây dựng kế hoạch xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch đến năm 2025. Theo đó, từ năm 2023 đến 2025, huyện Ba Vì tổ chức 50 lớp tập huấn tuyên truyền cho nông hộ về quy trình thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; xây dựng và triển khai mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bò, lợn tại 30 xã, thị trấn bằng phương pháp đệm lót sinh học và men vi sinh.
Về công tác xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm sau thu hoạch nông sản huyện Ba Vì tổ chức gần đây, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, Công ty cổ phần T&T 159 đã thống nhất hỗ trợ nông dân Ba Vì phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; trong đó, sẽ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông sản hữu cơ trên địa bàn huyện.
Thực tiễn cho thấy, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, chính người dân Ba Vì cần thay đổi tư duy theo hướng sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
Hồ Na Hang - Lâm Bình (Tuyên Quang) có phong cảnh “sơn thủy hữu tình”. Tuy nhiên, do tốc độ…
Bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi quy định,…
QTO - Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) rừng trồng là một trong những nghiên cứu…
Từ năm 2025, các công ty xuất, nhập khẩu sẽ phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu…
Có thể thấy việc tận dụng phế liệu trong đó có ve chai góp phần xây dựng, trang trí ngôi…
ĐBP - Sản xuất nông nghiệp không thể không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, việc…
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ cùng với đó với nhiều hệ lụy ảnh…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…