Do giá xăng, dầu liên tục tăng cao, nhiều ngư dân ở Nam Định đành phải “treo” thuyền, tạm ngừng hoặc hạn chế ra khơi đánh bắt thủy hải sản.
Nhiên liệu tăng cao, ngư dân “treo” thuyền
Thời điểm này đang vào vụ đánh bắt hải sản chính trong năm của ngư dân các địa phương trong tỉnh Nam Định, nhưng tại khu neo đậu tàu, thuyền Hà Lạn (huyện Giao Thủy), hàng trăm tàu, thuyền của ngư dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang nằm bờ.
Ngư dân Nam Định sửa chữa lại tàu thuyền trong lúc tàu đang nằm bờ. Ảnh: Mai Chiến
Hành nghề đã hơn 20 năm, nhưng chưa bao giờ ngư dân Nguyễn Văn Định (thị trấn Quất Lâm, Giao Thủy) lại rơi vào cảnh khó khăn như giai đoạn hiện nay. Con tàu mang biển kiểm soát NĐ-91012TS của gia đình ông đã nằm bờ nhiều ngày nay. Việc tàu nằm bờ, đồng nghĩa với thu nhập của gia đình ông sẽ bị giảm đáng kể.
“Tôi đã hành nghề khai thác hải sản đã hơn 20 năm, ngư trường khai thác chủ yếu ở vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Với công suất hơn 400CV; trung bình mỗi chuyến vươn khơi từ 20 đến 25 ngày, con tàu của tôi tiêu tốn khoảng 2.000 - 2.500 lít dầu”, ông Định tâm sự.
Theo ông Định, trước đây, khi giá xăng dầu còn ở mức ổn định, bình quân mỗi chuyến ra khơi, con tàu của gia đình ông “nuốt” khoảng 30 - 35 triệu đồng; thế nhưng ở thời điểm hiện tại khi giá xăng, dầu liên tục tăng phi mã đã khiến chi phí đội lên nhiều lần, dao động 65 - 75 triệu đồng/chuyến ra khơi.
Ông Định bảo, chuyến đi biển vừa rồi, tàu của ông đánh bắt được hơn 2 tấn cá các loại. Song, giá bán sản phẩm thủy hải sản giảm trong khi giá xăng, dầu tăng cao nên không đủ trả tiền cho người lao động nên ông đành phải “treo” thuyền từ sau chuyến đi hôm đó cho đến nay.
Cách đó không xa, con tàu dài hơn 14m của gia đình ngư dân Hoàng Văn Tỵ (xã Giao Thiện, Giao Thủy) cũng đang phải nằm bờ phơi nắng, phơi sương vì chi phí đầu vào quá cao.
Ông Tỵ tâm sự, trước đây mỗi chuyến đi về trong ngày, cả tiền xăng dầu, thuê thêm 2 lao động chi phí trên dưới 3 triệu đồng. Tuy nhiên, hơn 2 tháng nay, giá xăng, dầu tăng cao khiến chi phí cho mỗi chuyến đi tăng thêm gấp đôi, khoảng 6,5 - 7 triệu đồng.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt nên đánh bắt không được nhiều. Không những thế, giá bán thủy hải sản lại thấp nên ông Tỵ quyết định tạm ngừng, không đưa thuyền ra khơi nữa.
“Mong rằng, các cơ quan Nhà nước sớm có chính sách phù hợp, hỗ trợ ngư dân chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Bởi, chuyến nào ra khơi, chúng tôi không lỗ thì hòa vốn, chứ không có lãi…”, ông Tỵ phân trần.
Thu không đủ bù chi
Theo Chi cục Thủy sản Nam Định, hiện nay toàn tỉnh có 2.136 tàu cá đang hoạt động; trong đó có 548 tàu có chiều dài dưới 6m, tàu có chiều dài từ 6m đến 12m là 698 chiếc, tàu có chiều dài từ 12m đến dưới 15m là 362 tàu và tàu có chiều dài từ 15m trở lên 528 chiếc.
Nhiều tàu thuyền ở Nam Định phải nằm bờ do nhiên liệu tăng cao. Ảnh: Mai Chiến
Tổng số lao động trực tiếp trên biển là 6.197 người, trong đó vùng ven bờ 2.502 người, vùng lộng 1.052 người, vùng khơi 2.610 người và dịch vụ hậu cần 33 người. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện có khoảng một nửa số tàu cá tại các địa phương phải tạm ngừng hoạt động do giá xăng, dầu tăng cao.
Mỗi năm nghề khai thác thủy sản đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 6.000 ngư dân trực tiếp tham gia khai thác trên biển, chưa kể số lao động ngành dịch vụ thủy sản ven bờ.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu trong nước trải qua 16 đợt điều chỉnh, trong đó dầu diesel có 13 lần tăng giá, 3 lần giảm giá. Giá xăng và dầu diesel đều đã tăng lên mức kỷ lục sau điều chỉnh vào ngày 21/6 vừa qua, lần lượt là 32.870 đồng/lít xăng RON 95-III và 30.010 đồng/ lít dầu diesel 0,005S-II.
Trong các nghề vươn khơi thì nghề lưới vây và mành chụp hao tốn dầu nhiều nhất. Tính riêng tàu lưới vây, trước đây chi phí cho một chuyến biển khoảng 100 triệu đồng thì nay phải lên đến 150 triệu đồng.
Nếu đánh bắt được khoảng 10 tấn hải sản thì mới chỉ hòa vốn. Điều này khiến nhiều chủ tàu không dám vươn khơi, bám biển sản xuất, vì lo thu không đủ bù chi, trong khi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi sản xuất trên biển.
Ngành Thủy sản Nam Định cho biết, trung bình mỗi tháng hoạt động khai thác thủy sản tiêu thụ hàng chục triệu lít xăng dầu, trong khi giá dầu diesel - loại nhiên liệu chính cho tàu khai thác thủy sản đã tăng hơn gần 2 lần so với cuối năm 2021, đắt hơn 12.000 - 14.000 đồng/lít dầu so với cuối năm 2021.
Theo các ngư dân, chi phí nhiên liệu thường chiếm tới trên 60% chi phí đầu vào cho sản xuất của tàu cá khai thác thủy sản. Thêm vào đó, giá nhiên liệu tăng đã đẩy giá các vật tư khác phục vụ khai thác thủy sản tăng theo 10 -15%. Hệ quả là chi phí đầu vào khai thác thủy sản đội lên 35 - 45%, trong khi giá bán sản phẩm đầu ra lại không tăng.
Những khó khăn này dẫn tới khoảng 45% tàu cá ngừng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống của ngư dân. Chuỗi cung ứng sản xuất thủy sản trong nước, xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng theo…
Để giảm bớt những khó khăn trên, đông đảo bà con ngư dân Nam Định mong muốn Nhà nước, Chính phủ chia sẻ, có chính sách hỗ trợ để bà con ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất.
Tính đến hết năm 2021, cả nước hiện có 91.716 tàu cá hoạt động trên các vùng biển. Tính chung cả nước, đến thời điểm hiện nay số lượng tàu cá phải ngừng hoạt động đã lên đến 40 - 55% do giá xăng, dầu tăng cao; đặc biệt các tàu cá làm nghề tiêu thụ nhiều nhiên liệu như: Lưới kéo, nghề rê,... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống và an sinh xã hội của cộng đồng ngư dân. Trước những khó khăn này, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho thuyền viên tàu cá. Theo đó, thuyền viên làm việc trên tàu cá tạm ngừng hoạt động sản xuất do giá xăng, dầu tăng được hỗ trợ theo mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, trong vòng 6 tháng. |
Mai Chiến
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Các sản phẩm hữu cơ độc quyền tại Emart với mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp chiến lược…
Đảm bảo, phát triển và phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa bảo…
Xã Lùng Thàng (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có 753 hộ, 3.815 nhân khẩu, 10 dân tộc cùng sinh sống.…
Từng sống ở làng quê ấm áp tình làng, nghĩa xóm, thạo việc nhà nông ngay từ thủa nhỏ đã…
Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất…
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa…
Bạn có phải là người yêu thiên nhiên, thích tận hưởng cảm giác được hòa làm một với đất trời…
Tại thung lũng hoa bạt ngàn, diện tích khoảng 60 héc ta thuộc xã Tà Nung (TP Đà Lạt, tỉnh…
TQO - Với mong muốn cung cấp thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…