Theo dự báo, doanh số bán sản phẩm hữu cơ đang tăng mạnh và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, thị phần này vẫn còn có những thách thức ở phía trước.
Thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam có xu hướng tăng lượng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ/organic.
Sôi động
Theo số liệu thống kê của Ecovia Intelligence, FiBL và IFOAM về thị trường sản phẩm hữu cơ toàn cầu (tính đến năm 2020), doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ (thực phẩm và đồ uống hữu cơ) tăng 15% lên 129 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường sản phẩm hữu cơ vào năm 2000 chỉ đạt 18 tỷ USD. Doanh thu đã vượt mốc 100 USD vào năm 2018. Thị trường đã tăng mạnh lên 188 tỷ USD vào năm 2021 và ước đạt 208 tỷ USD năm 2022.
Đáng chú ý, tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu chiếm hầu hết doanh số bán hàng, với 90% thị phần. Tuy nhiên, hầu hết tăng trưởng đến từ các khu vực khác, đặc biệt là châu Á. Thị trường sản phẩm hữu cơ đang trở nên quan trọng ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…
Theo khảo sát của FiBL, tổng doanh thu bán lẻ lên tới gần 121 tỷ euro vào năm 2020. Quốc gia có thị trường thực phẩm hữu cơ lớn nhất là Hoa Kỳ (49,5 tỷ euro), tiếp theo là Đức (15 tỷ euro), Pháp (12,7 tỷ euro) và Trung Quốc (10,2 tỷ euro).
Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, tiếp theo là Liên minh châu Âu (44,8 tỷ euro) và Trung Quốc. Theo khu vực, Bắc Mỹ dẫn đầu (53,7 tỷ euro), tiếp theo là châu Âu (52 tỷ euro) và châu Á (12,5 tỷ euro).
Về nhập khẩu rau quả hữu cơ là nhóm sản phẩm hữu cơ được các nước nhập khẩu lớn nhất, với 1,29 triệu tấn trong năm 2020 (chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm hữu cơ). Lớn nhất là trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị chiếm 65%, trong đó chủ yếu là chuối (chiếm 81%).
Nhập khẩu trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị năm 2020 tăng lên 0,84 triệu tấn (tăng 9%). Nhập khẩu cam quýt, tăng 31% và trái cây hữu cơ khác tăng 7%. Trong khi đó nhập khẩu các loại nước trái cây hữu cơ giảm 11%.
Đối với trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị nhập khẩu năm 2020 so với năm 2019, tăng 9%; rau tăng 1%, cà phê chưa rang, trà và trà maté (tăng 5%), đậu nành (tăng 5%); trái cây trừ cam quýt và trái cây nhiệt đới (tăng 7%) và gạo (tăng 33%), củ cải đường và mía (tăng 7%).
Trong khi đó, bánh khô dầu giảm 22%, đường giảm 10%, các loại hạt có dầu trừ đậu nành giảm 12%, ngũ cốc trừ lúa mì và gạo giảm 41%. Đặc biệt, lúa mì giảm mạnh tới 34% từ 0,13 triệu tấn năm 2019 xuống 0,09 triệu tấn năm 2020.
Ngoài ra, năm 2020, lần đầu tiên EU nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ từ nhóm sản phẩm casein, và dầu ô liu có mức tăng trưởng cao lên tới 41%.
Nông dân đóng gói rau hữu cơ PGS.
Về nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ nguồn gốc động vật như mật ong được Liên minh châu Âu nhập khẩu chính. Nhập khẩu năm 2020 giảm khoảng 7% do nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico giảm, bất chấp sự gia tăng từ Brazil. Nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc động vật khác ở EU rất nhỏ vào năm 2020 với tổng lượng nhập khẩu chỉ hơn 500 tấn.
Thịt bò và cừu, cũng như các sản phẩm động vật không ăn được, được nhập khẩu chủ yếu từ Khối thị trường chung Nam Mỹ, trong khi một lượng rất nhỏ các sản phẩm từ sữa (pho mát và sữa chua) được vận chuyển từ Mỹ.
Thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu năm 2021 tăng từ 227,19 tỷ USD lên 259,06 tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14,0%. Thị trường dự kiến sẽ tăng lên 437,36 tỷ đô la vào năm 2026 cùng với với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14,0%.
Thị trường sản phẩm hữu cơ toàn cầu được dự báo gặp khó khăn
Theo dự báo, doanh số bán sản phẩm hữu cơ đang tăng mạnh và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, thị phần này vẫn còn có những thách thức ở phía trước.
Đó chính là làm thế nào để thay đổi hành vi tiêu dùng? Bởi, thị trường thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đang phát triển theo cấp số nhân. Một nghiên cứu của Boston Consulting Group và Blue Horizon Corporation dự báo thị trường thực phẩm thay thế cho thịt, trứng, sữa và hải sản sẽ đạt 290 tỷ USD vào năm 2035.
Thị trường sản phẩm hữu cơ toàn cầu được dự báo sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Như vậy, nhu cầu của người tiêu dùng đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bắt nguồn từ các yếu tố tương tự như thực phẩm hữu cơ, tức là mối quan tâm về sức khỏe, môi trường và đạo đức. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu về thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc động vật.
Một yếu tố nữa là lối sống thuần chay cũng làm giảm nhu cầu về thực phẩm hữu có nguồn gốc động vật.
Thêm nữa, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ đang tăng mạnh và vượt quá nguồn cung. Việc thiếu hụt nguồn cung sản phẩm hữu cơ sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm và giá thành tăng cao. Chính điều này có thể sẽ dẫn đến các vụ gian lận, ví dụ như các loại thực phẩm thông thường sẽ được dán nhãn giả hữu cơ.
Tính đến năm 2020, thế giới có hơn 74,9 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ. Khu vực có diện tích đất hữu cơ lớn nhất là châu Đại Dương (35,9 triệu ha - gần một nửa diện tích đất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới) và châu Âu (17,1 triệu ha). Châu Mỹ Latinh có (9,9 triệu ha), tiếp theo là châu Á (6,1 triệu ha), Bắc Mỹ (3,7 triệu ha) và châu Phi (2,1 triệu ha). Theo số liệu thống kê đến năm 2020, trên toàn cầu có 1,6% đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hữu cơ. Tỷ trọng hữu cơ cao nhất theo khu vực là ở Châu Đại Dương (9,7%) và ở châu Âu (3,4%) và Liên minh Châu Âu (9,2%). |
Hải Sơn
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở các địa phương, toàn tỉnh triển…
(Đồng Tháp) Để thuyết phục được nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều…
Trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xây dựng, triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông…
(Hà Nội) – Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2025 có diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất nông nghiệp hướng theo hữu cơ tại Sơn La được các hộ dân…
Các dự án sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tổ chức liên kết giữa nông dân và các…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện nay, bởi phương…
Tỉnh Lào Cai đang rà soát, khoanh vùng khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Nông nghiệp xanh, bền vững đang là xu thế của thời đại và phân bón hữu cơ đóng một vai…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…