10:02 16/02/22 Print

Tiêu hủy gần 20.000 con lợn mắc Dịch tả lợn châu Phi

Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 321 xã của 36 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 19.628 con lợn. Hiện nay, cả nước có 168 ổ dịch tại 73 huyện của 31 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Nguy cơ DTLCP tái phát cao

Đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) nhận định, thời gian tới, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái phát và phát sinh là rất cao, do: Đặc điểm của virus DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp.

Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học. Việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng mạnh vào các tháng đầu năm.

Hiện chưa có thuốc, vacxin phòng bệnh. Một số người chăn nuôi còn chậm hoặc không thực hiện báo cáo khi xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi, rét đậm tại các địa phương phía Bắc...

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiêu hủy gần 20.000 con lợn mắc DTLCP

Ngày 18/11/2021, Bộ NN-PTNT đã ban hành Công văn số 7808/BNN-TY báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh và công tác hỗ trợ phòng, chống bệnh DTLCP.

Theo đó, đề xuất tiếp tục thực hiện Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 và cho phép xây dựng Nghị định mới về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Tổ chức gửi mẫu virus DTLCP lấy trên lợn mắc bệnh năm 2021 đi giải trình tự và kết quả cho thấy virus DTLCP lưu hành năm 2021 thuộc genotype II và không có thay đổi về di truyền so với các chủng virus DTLCP lưu hành những năm trước đây.

Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để dịch bùng phát diện rộng, giảm thiểu tổn thất về kinh tế, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật.

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.

Có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới…

Cẩn trọng khi tái đàn

Sau vụ gia tăng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thời điểm này, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ chăn nuôi trên cả nước đang đẩy mạnh tái đàn lợn, bảo đảm nguồn cung cho thị trường.

Bảng so sánh về tình hình DTLCP

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát, cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi trên cả nước cần thận trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Tống Xuân Chinh cho biết, để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2022 là 4 - 5%; sản lượng thịt các loại khoảng 6,44 triệu tấn (tăng 4% so với năm 2021)..., các địa phương cần tập trung chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, nhất là đối với chăn nuôi lợn.

Đồng thời triển khai phòng, chống dịch bệnh, như bệnh DTLCP, bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò… Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai xây dựng các chuỗi sản xuất tuần hoàn, theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học để nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo ông Chinh, một trong những vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian tới là nâng cao năng lực sản xuất giống tại chỗ và kiểm soát chất lượng con giống gia súc, gia cầm trong sản xuất.

Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến thị trường, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước cũng như trên thế giới..., từ đó có biện pháp chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh tình trạng tăng giá đột biến đối với các sản phẩm chăn nuôi.

Lãng Hồng

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Tiêu hủy gần 20.000 con lợn mắc Dịch tả lợn châu Phi

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…

Bắc Kạn: Tập huấn Nông nghiệp hữu cơ và Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS)

Bắc Kạn: Tập huấn Nông nghiệp hữu cơ và Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS)

Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…

THÔNG BÁO: Tạp chí Hữu cơ Việt Nam tuyển dụng phóng viên

THÔNG BÁO: Tạp chí Hữu cơ Việt Nam tuyển dụng phóng viên

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:

Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc Dương

Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc Dương

Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…

Giải thưởng Hữu cơ EU: Những ngọn hải đăng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Giải thưởng Hữu cơ EU: Những ngọn hải đăng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…

Chương trình OCOP giúp tăng 12% giá trị sản phẩm: Hãy ưu tiên chế biến sâu

Chương trình OCOP giúp tăng 12% giá trị sản phẩm: Hãy ưu tiên chế biến sâu

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…

Thái Nguyên: Xác định phát triển cây chè trở thành thương hiệu quốc gia

Thái Nguyên: Xác định phát triển cây chè trở thành thương hiệu quốc gia

Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…

Tin mới cập nhật

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng