PSG.TS Trần Thị Hạnh (thứ 2 từ phải sang) - Thạc sỹ Mai Lan Hương (thứ 3 từ phải sang) - ông Nguyễn Anh Võ, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh (thứ nhất bên trái) – bà Nguyễn Thị Lương, cán bộ Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên (thứ 2 từ trái sang) tại lễ bàn giao vật tư nông nghiệp của dự án cho gia đình bà Nguyễn Thị Tâm (thứ 4 từ trái sang)
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2023 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” đang tiếp tục được triển khai.
Sau thành công với mô hình đầu tiên tại HTX Yên Hoà Phú, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội với 3 hộ tham gia, mỗi hộ 2.000 con được triển khai từ giữa năm 2022, hiện dự án đang được triển khai tại HTX Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì, xã Thuỵ An, huyện Ba Vì, Hà Nội và tiếp theo tại HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ nhiệm HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú cho biết, HTX được thành lập vào tháng 3/2022 với 8 thành viên. Đến tháng 12/2022, sản phẩm gà đồi của HTX đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao. Ngoài ra, HTX còn đang phát triển sản phẩm “Khô gà lá chanh Tân Phú” và cũng đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao.
Theo ông Tuyên chia sẻ, mỗi năm HTX của ông có thể cung cấp cho thị trường từ 3,5 đến 4 vạn gà. Gà tại HTX Tân Phú được nuôi theo phương pháp tiên tiến, sử dụng đệm lót sinh học để giữ gìn vệ sinh môi trường. Phân gà được xử lý bằng thuốc sát trùng, men vi sinh nên gần như không có mùi. Phân gà sau khi được xử lý được đem bón cho lúa, cây trồng.
Tuy nhiên, hiện HTX Tân Phú đang phải giảm đàn. Lý do là bởi giá gà gần như chạm đáy với mức 72-75 nghìn đồng/kg khiến các hội viên thua lỗ và bản thân gia đình ông cũng vậy. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng với mức hiện tại là 350-370 nghìn đồng/bao/25kg.
Đầu ra của HTX cũng rất bấp bênh. Theo ông Tuyên, ngoài 1 đơn hàng tới Hải Phòng từ 1,5-2 tấn/tháng, chủ yếu sản phẩm gà chỉ bán lẻ.
Ngoài ra, ông Tuyên cũng thú thật một điều, sản phẩm gà đồi của HTX Tân Phú chưa có gì khác biệt nên rất khó cạnh tranh trên thị trường, dù đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao.
Chính vì thế, ông Tuyên và vợ là bà Nguyễn Thị Tâm đã quyết định tham gia dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2023 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” để tạo ra sự khác biệt.
Theo ông Tuyên, dự án có rất nhiều ưu điểm như: an toàn cho con người và môi trường. Nhưng quan trọng hơn là sẽ giúp cải thiện chất lượng gà, tạo ra một sản phẩm có hương vị đặc biệt. Đây chính là điều ông đã nung nấu từ lâu nhưng chưa có điều kiện thực hiện.
Chính vì thế, khi được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm nghiên cứu chuyển giao & dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ (Bio-TCORTS) (thuộc Hiệp hội NNHCVN), 2 đơn vị phối hợp thực hiện dự án đề nghị, ông phấn khởi đồng ý để HTX tham gia dự án.
Thạc sỹ Mai Lan Hương bàn giao vật tư nông nghiệp cho bà Nguyễn Thị Tâm
Ngày 20/5 vừa qua, đoàn công tác của PSG. TS Trần Thị Hạnh, Chủ nhiệm đề tài Thạc sỹ Mai Lan Hương và cán bộ của Trung tâm Bio-TCORTS đã đến để giao giống, thức ăn và chế phẩm sinh học, vắc xin, chất sát trùng cho gia đình bà Nguyễn Thị Tâm để bắt đầu thực hiện mô hình chăn nuôi hướng theo hữu cơ với mức hỗ trợ 50% vật tư thiết yếu (không hỗ trợ bằng tiền).
Cùng tham gia lễ bàn giao còn có bà Nguyễn Thị Lương, cán bộ Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên và ông Nguyễn Anh Võ, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh.
Tại lễ bàn giao, bà Nguyễn Thị Lương cho biết giá gà hiện nay rất bấp bênh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khiến cuộc sống của bà con khó khăn. Chính vì thế, dự án này được kì vọng sẽ đem lại một sự khác biệt để bà con phát triển sinh kế, ổn định cuộc sống.
Hà Dũng
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…